Phân bón nào tốt nhất cho cây mắc ca?
Đáp ứng nhu cầu kỹ thuật trồng cây mắc ca hiện nay, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu sản xuất ra các loại phân bón chuyên dụng phục vụ thâm canh cây mắc ca đạt hiệu quả kinh tế cao.
Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất các loại phân bón chuyên dụng phục vụ thâm canh cây mắc ca đạt hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Việt Hưng
Bón phân nào là chuẩn nhất?
Ngoài các chất đa lượng N (đạm), P (lân), K (kali), cây mắc ca còn cần những chất trung lượng CaO, MgO, SiO2, S với tỷ lệ vừa phải và hàng chục loại chất vi lượng thiết yếu như Zn, Mn, B, Cu, Co…
Loại phân này có thành phần cơ bản là lân Văn Điển có bổ sung kẽm và trung vi lượng, kết hợp một phần tan nhanh đáp ứng nhu cầu của cây, phần lớn tan chậm, không tan trong nước, chỉ tan khi khi tia rễ tiếp xúc hấp thụ, lân nung chảy chứa tới trên 90% các chất hữu hiệu đa, trung và vi lượng, giảm thiểu trôi rửa, tiết kiệm phân bón, cải thiện chất đất, 1kg lân nung chảy có tác dụng trung hòa, giảm bớt độ chua của đất tương tự 0,5kg vôi bột.
Ngoài ra, trong phân Văn Điển chứa nhiều kali, silic và kẽm, Bo làm cho cây sinh trưởng phát triển cân đối, giảm độ chua, đề kháng tốt với sâu bệnh, đổ ngã, tăng tỷ lệ đậu quả, đạt năng suất và chất lượng cao, làm tăng kích cỡ quả và thành phần dầu mắc ca trên các loại đất chua, đất bạc màu.
Sử dụng loại phân NPK 5.10.3 dạng viên (N = 5%; P2O5 = 10%; K2O = 3%; S = 2%; MgO = 9%; CaO = 15%; SiO2 = 14% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co...) hoặc NPK 4.12.7 dạng trộn (N = 4%; P2O5 = 12%; K2O = 7%; S = 2%; MgO = 8%; CaO = 16%; SiO2 = 15% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co...).
Qua nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng cây mắc ca, ngoài các chất đa lượng N (đạm), P (lân), K (kali) cây mắc ca còn rất cần những chất trung lượng CaO, MgO, SiO2, S với tỷ lệ vừa phải và hàng chục loại chất vi lượng thiết yếu như Zn, Mn, B, Cu, Co... Loại phân NPK Văn Điển có đầy đủ, đồng thời các chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của cây mắc ca.
Cách bón và lượng bón
Tổng kết kinh nghiệm trồng và chăm sóc mắc ca ở Việt Nam và trên thế giới, có thể khuyến cáo kỹ thuật và liều lượng phân bón cho mắc ca ở các lứa tuổi như sau:
- Phân cho bầu: Dùng phân NPK 5.10.3 dạng viên. Cách bón: 30% phân chuồng + 70% đất bột + 2kg NPK 5.10.3 Văn Điển cho 1.000 bầu.
- Phân bón lót: Dùng phân lân Văn Điển có bổ sung kẽm và trung, vi lượng. Cách bón: Trước khi trồng cây vào hố 1 tháng nên đào hố và trộn lớp đất mặt cùng với 10kg phân chuồng ủ hoai; 0,5kg phân lân Văn Điển có bổ sung kẽm và trung, vi lượng; 300g vôi bột. Trộn đều với lớp đất mặt, sau đó lấp đất lại hố 20 ngày trước khi trồng.
- Phân chuyên bón thúc: Dùng phân NPK 4.12.7 dạng trộn hoặc phân NPK 5.10.3 dạng viên.
+ Lần 1 nếu trồng vụ thu: Sau khi trồng từ 2 - 3 tháng tiến hành chăm sóc bón NPK Văn Điển 4.12.7 hoặc NPK 5.10.3 với lượng 0,2 - 0,3kg/cây.
+ Lần 2 nếu trồng vụ xuân: Thường vào tháng 8 - 9 trong năm. Mắc ca là cây lấy hạt cho nên ta phải bón thúc phân chuồng hoai nếu có điều kiện (5 kg/cây). Nếu không có, cần bón NPK 4.12.7 hoặc phân NPK 5.10.3 với lượng 0,2 - 0,3kg/cây.
+ Sau 3 - 4 năm cây cho hoa và đậu quả ta cần bổ sung chất hữu cơ kịp thời theo từng chu kỳ sinh trưởng của cây. Trước thời kỳ ra lộc non ta bón NPK 4.12.7 hoặc NPK 5.10.3 với lượng từ 0,3 - 0,5kg/tuổi cây, chia làm 2 lần vào đầu mùa mưa và gần cuối mùa mưa.
+ Lần tiếp theo bón thúc NPK 4.12.7 hoặc NPK 5.10.3 Văn Điển trước thời kỳ cây phân hóa mầm hoa (ở các nách lá và thân cành có các chấm nhỏ li ti bật đều đặn màu trắng sáng hoặc phớt nâu).
+ Khi cây bắt đầu đậu quả ngoài việc bón phân bón đa yếu tố NPK chuyên dụng Văn Điển theo đúng liều lượng chỉ dẫn, có thể bó thêm lân Văn Điển bổ sung vi lượng với liều lượng 0,2kg/gốc và tăng cường tưới nước.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ