Phát hiện mới: Cây An Xoa có khả năng chống được tế bào ung thư gan
Theo một nghiên cứu ở Indonesia (Chin YW et al., 2006), thì cây An Xoa có khả năng chống lại các tế bào ung thư, nhất là ung thư gan.
Cây an xoa được tìm thấy mọc nhiều ở vùng Tây Nguyên, Bình Phước- giáp biên giới Camphuchia.
Nhóm nghiên cứu Nguyễn Hữu Duyên và Lê Thanh Phước Khoa, Trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào hep-g2 của cây An Xoa (Helicteres hirsuta L.).
Từ cao chiết của cây An Xoa (Helicteres hirsuta L.) thu tại Hòn Sơn thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, nghiên cứu đã khảo sát hoạt tính gây độc tế bào trên dòng tế bào Hep-G2 (ung thư gan) đối với bốn phân đoạn cao khác nhau: petroleum ether (PE), dichloromethane (DC), ethyl acetate (EA), methanol (MeOH). Kết quả có hai cao có biểu hiện hoạt tính gây độc với dòng tế bào Hep-G2 (ung thư gan) là cao PE và cao DC.
Từ cao DC đã cô lập được 4 hợp chất: stigmasterol, lupeol, apigenin và tiliroside. Cấu trúc hóa học các hợp chất được xác định bằng các phương pháp phổ (1 H-NMR, 13C-NMR, DEPT) kết hợp với so sánh tài liệu tham khảo đã công bố.Cây An Xoa có tên khoa học là Helicteres hirsuta L.. Theo kinh nghiệm dân gian rễ và lá được sử dụng làm thuốc. Rễ chữa lỵ, sởi, cảm mạo, đái dắt và làm thuốc tiêu độc. Lá dùng ngoài chữa mụn nhọt, sưng lở.
Ở Việt Nam, cây An Xoa còn gọi là tổ kén cái hay dó lông, cũng được sử dụng nhiều trong việc chữa trị các chứng bệnh về gan. Tuy nhiên, việc sử dụng cây An Xoa chỉ dựa vào kinh nghiệm dân gian và có ít tài liệu nghiên cứu về thành phần hóa học có trong loài cây này. Do đó, nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây An Xoa nhằm góp phần giải thích công dụng chữa bệnh của loài thảo dược này. Mẫu thực vật được dùng là thân, lá và hoa cây An Xoa (Helicteres hirsuta L.) được định danh bởi TS. Đặng Minh Quân, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ. Mẫu thực vật được rửa sạch, phơi khô và xay nhỏ làm nguyên liệu dùng trong nghiên cứu.
Hai cao PE và DC chiết từ cây An Xoa được thử hoạt tính kháng tế bào ung thư gan dòng HepG2 cho kết quả dương tính với giá trị IC50 lần lượt là 28,29 (g/mL) và 30,30 (g/mL). Từ cao PE cũng đã phân lập và nhận danh được 4 hợp chất: lupeol, stigmasterol, apigenin và tiliroside.
Cây an xoa là một loại cây bụi, thân gỗ, thường mọc ở nơi đất ẩm trong các khu rừng, quanh các bờ suối, được tìm thấy ở vùng Tây Nguyên, tỉnh Bình Phước, vùng giáp biên giới Campuchia. Cây an xoa thường cao từ 1-2 mét, lá to bằng bàn tay, hoa an xoa có màu tím, quả giống hình dạng con sâu. Cây an xoa ra trái vào mùa nắng, ban đầu trái non màu xanh, khi già sẽ chuyển sang màu đen.
Cây an xoa có tên khoa học là Helicteres hirsuta Lour, dân gian còn gọi loại cây này là cây tổ kén cái, cây thâu kén lông, cây dó lông,… do trên lá có nhiều lông, khi chạm vào sẽ gây ngứa. Loại cây này được người dân Campuchia sử dụng làm thuốc từ lâu, còn ở nước ta, cộng đồng dân tộc Khmer tại Bình Phước là những người đầu tiên chế biến cây an xoa thành thuốc chữa bệnh.
Trong việc chế biến an xoa, người ta dùng cây và lá, băm nhỏ cành rồi tuốt lá phơi khô. Ban đầu phơi riêng lá và thân để đảm bảo cả hai đều thật khô, tránh ẩm mốc; kế đến sẽ trộn đểu 2 loại lại với nhau rồi đóng vào bao nilon để dùng.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ