Tôm thẻ chân trắng Phát hiện tôm nhiễm EMS bằng phương pháp mới

Phát hiện tôm nhiễm EMS bằng phương pháp mới

Tác giả Tuấn Minh (Theo GAA), ngày đăng 13/12/2018

Bằng phương pháp không xâm phạm, các trại nuôi tôm có thể dễ dàng chẩn đoán được dịch bệnh EMS.

AHPND gây ra tỷ lệ chết cao trên tôm nuôi tại nhiều nước Đông Nam Á và Mỹ Latinh. Dịch bệnh làm bong màng và hoại tử các mô liên kết hệ tiêu hóa gan tụy, mà tác nhân chính là các độc tố (pirA&Bvp) được sản sinh ra bởi chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus.

Để chẩn đoán AHPND, thường phải giết chết tôm để lấy các mô liên kết hệ tiêu hóa gan tụy phục vụ phân tích PCR hoặc mô bệnh học. Tuy nhiên, phương pháp xâm phạm này rõ ràng không phù hợp ở những trang trại có tôm bố mẹ giá trị cao. Do đó, chẩn đoán dịch bệnh không xâm phạm sẽ trở thành phương pháp được được phù hợp hơn. Phương pháp này dựa trên các phân tích mẫu phân của tôm bị nhiễm dịch bệnh.

Sử dụng phân tôm không có triệu chứng bệnh làm mẫu chẩn đoán

Thí nghiệm này nhằm xác định mẫu phân của tôm giống bị nhiễm bệnh AHPND có thể được sử dụng để làm mẫu chẩn đoán hay không. Số liệu bảng 1 dưới đây đã tóm lược toàn bộ quy trình thí nghiệm. Tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (4 con tôm sạch bệnh SPF, trọng lượng trung bình 8,5 grams) được cho ăn bằng thức ăn dạng viên đã được cấy vi khuẩn  AHPND-V. parahaemolyticus với liều lượng không gây chết 108 CFU/mL. Sau khi cho ăn, tôm được rửa qua dung dịch formalin-iodine để loại bỏ hoàn toàn sự xâm nhập của vi khuẩn AHPND vào tôm qua ngõ miệng và sau đó tôm được chuyển sang 4 bể riêng biệt.

Mẫu phân tôm được thu thập trong suốt thời gian thí nghiệm 3 ngày; sau đó ly trích DNA và phân tích bằng phương pháp PCR với 2 gen độc tính là pirAvp và pirBvp. Sau khi thực hiện điện di trên gen, kết quả cho thấy dương tính với AHPND. Không có tôm chết trong suốt quá trình thí nghiệm. Cuối cùng, tôm được sử dụng trong thí nghiệm cảm nhiễm và cũng không phát hiện dịch bệnh AHPND. Điều này chỉ ra, phân của tôm có thể được sử dụng như một mẫu phân tích chẩn đoán dịch bệnh trên tôm chưa có biểu hiện bệnh hoặc tỷ lệ nhiễm bệnh thấp.

So sánh độ nhạy PCR của mẫu DNA ly trích từ phân tôm

Tôm thẻ chân trắng SPF (80 con tôm, trọng lượng trung bình 0,7 g/con) được sử dụng trong hai thí nghiệm cảm nhiễm mầm bệnh AHPND-V. parahaemolyticus trong 1 và 6 giờ. Mẫu phân được thu sau 24 giờ từ mỗi thí nghiệm cảm nhiễm. Một phần của mẫu phân được li trích DNA và phân tích PCR; một phần được nuôi trên môi trường TSB+ (theo tỷ lệ 1:1000) và ủ ở nhiệt độ 29-29 độ C trong 6 giờ; mẫu này sau đó được sử dụng trực tiếp để phân tích PCR mà không cần ly trích DNA.

Tôm cảm nhiễm trong 1 giờ sẽ hấp hối sau 4 ngày, tỷ lệ chết tính đến ngày cuối cùng (ngày 6) lên tới 45%. Với 12 mẫu phân đã được thu, phân tích bằng kỹ thuật PCR, 7 mẫu phân ly trích DNA có kết quả PCR dương tính mạnh, 4 mẫu phân kết quả dương tính yếu và một mẫu không phát hiện được. Tôm cảm nhiễm trong 6 giờ bắt đầu hấp hối ở ngày thứ 1 và chết toàn bộ ở ngày thứ 2. Ở cả 2 thí nghiệm cảm nhiễm và phương pháp nuôi tăng sinh vi khuẩn gây bệnh AHPND, kết quả cho thấy PCR to và rõ hơn so với mẫu phân chưa nuôi tăng sinh vi khuẩn (hình 2).

Triển vọng

Kết quả nghiên cứu cho thấy không phải tất cả tôm nhiễm bệnh ngừng kháng lại bệnh AHPND. Tương tự như vậy, trong các trại nuôi tôm, tôm cảm nhiễm vi khuẩn với liều không gây chết có thể phục hồi và trở thành vật mang mầm bệnh.

Phương pháp chẩn đoán bệnh như mô tả trong thí nghiệm trên không cần giết chết tôm, đặc biệt là tôm bố mẹ có giá trị cao không có triệu chứng bệnh. Phương pháp này gồm phân tích PCR và nuôi tăng sinh vi khuẩn từ mẫu phân.=

Phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa với người nuôi tôm muốn xây dựng một chiến lược quản lý dịch bệnh nguy hiểm như AHPND; đồng thời sẽ là công cụ hữu dụng trong chẩn đoán, kiểm soát dịch bệnh AHPND cho các trại nuôi tôm trên toàn thế giới.


Có thể bạn quan tâm

nha-dam-tang-kha-nang-khang-benh-cho-tom Nha đam tăng khả năng… axit-huu-co-vi-nang-giup-nuoi-tom Axit hữu cơ vi nang…