Mô hình kinh tế Phát Triển Cao Su Theo Hướng Bền Vững

Phát Triển Cao Su Theo Hướng Bền Vững

Ngày đăng 31/10/2014

Ngày 29/10,  Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Phương chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương về quy hoạch, phát triển cây cao su trong toàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Tính đến tháng 7/2013, toàn tỉnh  có 42.552 ha cao su, nhiều nhất ở Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân…  Hầu hết diện tích cao su  đều sinh trưởng tốt, năng suất cao su năm 2012 bình quân đạt 15,08 tạ/ha, tăng  gần 3 tạ/ha so với năm 2005.

Cây cao su đứng vị trí thứ hai so với với cây lúa về giá trị sản xuất cũng như xuất khẩu. Những năm qua, người dân tự phát  mở rộng diện tích cao su, bình quân hàng năm phát triển 4.000 ha…

Từ nay đến năm 2020, Bình Thuận sẽ  phát triển thêm 9.473 ha cao su. Trong đó, khoảng 1.434 ha chuyển từ đất rừng trồng sang trồng cao su, diện tích còn lại là đất trồng cây lâu năm kém hiệu quả. Tuyệt đối không phá rừng tự nhiên trồng cao su.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Phương khẳng định, cao su là loại cây trồng lợi thế của tỉnh, việc quy hoạch phát triển cây cao su là rất cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả kinh tế, cây cao su vẫn còn phát triển tự phát; các cơ sở thu mua, chế còn nhỏ lẻ, rải rác.

Chủ tịch UBND tỉnh  lưu ý các sở, ngành, địa phương tập trung gia tăng công suất chế biến để đáp ứng sản lượng mủ thu hoạch  tăng thời gian tới. Ưu tiên xem xét các dự án đầu tư mới, công suất lớn trên 2.000 tấn/năm; các dự án nâng cấp cơ sở chế biến để qua đó nâng chất lượng sản phẩm…


Có thể bạn quan tâm

lo-lo-von-vi-gia-tom-con-1-000-dong-con Lo Lỗ Vốn Vì Giá… hieu-qua-du-an-ca-chua-ghep-tren-cay-ca-tim Hiệu Quả Dự Án “Cà…