Tin thủy sản Phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Tác giả Thanh Tâm, ngày đăng 04/04/2024

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, nếu nuôi biển chỉ nói về nuôi cá, nuôi tôm, nuôi mực… thì không phải. Nuôi biển là nuôi hệ sinh thái biển, nuôi giá trị biển, kể cả giá trị hữu hình và vô hình từ biển.

Ngành thủy sản với những bứt phá vượt bậc

Chia sẻ về Ngày truyền thống ngành thuỷ sản, ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm các làng cá và bà con ngư dân ở các đảo Tuần Châu, Cát Bà. Tại đây, Bác đã căn dặn "Biển bạc của ta do dân ta làm chủ".

Thể theo nguyện vọng của ngành Thủy sản và đông đảo bà con ngư dân, ngày 1 tháng 4 hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chính thức là Ngày Truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam.

Với truyền thống lâu đời và bền bỉ, toàn thể cán bộ, ngư dân, lao động trong ngành thủy sản đã từng bước vượt qua khó khăn, phát triển ngành thuỷ sản từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ, vươn lên trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khối nông, lâm, ngư nghiệp và đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, cải thiện đời sống của bà con ngư dân, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Thông tin thêm, ông Luân cho biết, sau hơn 30 năm phát triển toàn diện, ngành thuỷ sản đã có những bứt phá vượt bậc. Sản lượng thủy sản năm 2023 đạt hơn 9,3 triệu tấn, gấp 7,1 lần so với năm 1995. Nuôi trồng thuỷ sản đạt 5,5 triệu tấn, gấp hơn 5 lần so với năm 1995. Cơ cấu sản lượng thủy sản có bước chuyển dịch tích cực, tỷ trọng sản lượng nuôi trồng tăng từ 31% năm 1995 lên gần 57% năm 2023.

Sản phẩm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 170 thị trường, kim ngạch xuất khẩu lần đầu vượt ngưỡng 1 tỷ USD (năm 1999) và gần 11 tỷ USD (năm 2022), đưa Việt Nam vào vị trí số 3 trong các nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới (Trung Quốc, Na Uy, Việt Nam).

Còn ông Nguyễn Quang Hùng - Cục trưởng Cục Kiểm ngư cho hay, 10 năm qua, lực lượng Kiểm ngư đã điều động hàng nghìn lượt tàu thực hiện nhiệm vụ trên biển, trong đó tiêu biểu là Chi đội Kiểm ngư số 2 điều động 867 lượt tàu, Chi đội Kiểm ngư số 3 điều động 197 lượt tàu, Chi cục Kiểm ngư Vùng 1, Vùng 5: 242 lượt tàu; phát hiện, xử lý hàng chục nghìn lượt tàu cá vi phạm, lập biên bản, ra quyết định xử phạt hàng trăm tỷ đồng.

Qua những thành tựu đạt được, ngành thủy sản, cùng với lực lượng Kiểm ngư, tự tin hướng tới những mục tiêu lớn hơn, dài hạn hơn, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia “mạnh về biển, giàu từ biển”, nhất quán với quan điểm lãnh đạo của Đảng, và cũng là nguyện vọng của bà con ngư dân, của của toàn thể người dân.

Chế biến tôm phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Quản lý nuôi trồng thủy sản bền vững, đa giá trị​​​​​​​​​

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam, để giảm cường độ khai thác, cần tăng nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, để quản lý nuôi biển bền vững, chỉ cấp phép nuôi biển cho cơ sở đạt điều kiện; quy định hạn mức sản lượng cho từng cơ sở dựa trên điều kiện môi trường và tình hình thị trường.

"Phân bố định mức công khai, minh bạch trong cộng đồng, bắt buộc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, có cơ chế đồng quản lý kiểm soát hoạt động nuôi biển áp dụng công nghệ bản đồ số tự cập nhật... là những vấn đề cần thực hiện nghiêm ngặt để quản lý nuôi biển bền vững" - ông Dũng nói.

Tại Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh do Bộ NNPTNT và UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức, bà Hilde Solbakken - Đại sứ Hoàng gia Na Uy tại Việt Nam chia sẻ: Định hướng phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Na Uy: Khai thác tài nguyên biển bền vững là ưu tiên hàng đầu, khai thác có trách nhiệm.

Đại sứ bà Hilde Solbakken đánh giá cao sự năng động của Chính phủ Việt Nam, hoan nghênh Việt Nam đã thông qua Chiến lược phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bà Solbakken đề cao chiến lược dài hạn của Việt Nam nhằm giảm cường lực khai thác, tăng cường quản lý nuôi biển là con đường tất yếu, là bước quan trọng hướng tới quá trình chuyển đổi xanh.

Ông Nguyễn Minh Sơn - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh, để phát triển ngành nuôi biển, cần đơn giản các thủ tục cấp phép môi trường và giao khu vực biển nuôi trồng thủy sản; cung cấp cho UBND các địa phương dữ liệu bản đồ để hỗ trợ tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị giao theo quy định. UBND các địa phương cần phối hợp với Sở NNPTNT hỗ trợ chủ đầu tư ngay từ bước lập hồ sơ dự án đầu tư...

Tạo sự hài hòa trong kinh tế biển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan, nuôi biển nằm trong tổng thể 3 trụ cột phát triển kinh tế thủy sản, đó là: Giảm khai thác, tăng nuôi trồng và bảo tồn biển… nó vừa là kinh tế độc lập, nó tạo ra sự hài hòa trong kinh tế biển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cùng nhau hành động để tháo gỡ thẻ vàng chống khai thác IUU trong thời gian sớm nhất.

"Nếu nuôi biển chỉ nói về nuôi cá, nuôi tôm, nuôi mực… thì không phải. Nuôi biển là nuôi hệ sinh thái biển, nuôi giá trị biển, kể cả giá trị hữu hình và vô hình từ biển" - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Bà Nguyễn Thị Hải Bình - CEO STP Group cho biết: Việc nuôi đa tầng kết hợp giữa rong và hàu đang mang lại giá trị lớn cho ngành nuôi biển, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp.

"Nuôi kết hợp rong và hàu là 2 loài nuôi có tác dụng bổ trợ nhau cùng tăng trưởng. Đặc biệt, khi kết hợp 2 loài thì khả năng làm sạch nước được cải thiện lớn hơn khi có 1 loài tham gia" - bà Bình tâm sự.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng thủy sản thành ngành kinh tế có quy mô và tỉ suất hàng hóa lớn, có thương hiệu uy tín, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có khả năng cạnh tranh cao và bền vững...

"Phía trước chúng ta là hải trình hướng đến mục tiêu vì một nền thủy sản minh bạch, trách nhiệm, bền vững và hội nhập, vì thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau. Phía trước chúng ta là ba trụ cột trong chiến lược kinh tế thủy sản giảm khai thác, tăng nuôi trồng và bảo tồn biển. Đồng thời, phát huy sức mạnh của thiết chế cộng đồng quản lý nguồn lợi thủy sản, một thiết chế phát huy sức mạnh của cộng đồng và cùng nhau hành động để tháo gỡ thẻ vàng chống khai thác IUU trong thời gian sớm nhất" - ông Hoan nhấn mạnh.

"Chúng ta giống như những hòn đảo giữa biển khơi, tách biệt trên bề mặt nhưng kết nối dưới tầng sâu. Chúng ta cùng nhau kết nối thành hệ sinh thái vì ngành thủy sản Việt Nam bền vững", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

may thoi khi AT

ƯU ĐIỂM MÁY THỔI KHÍ AT

- Dải áp suất và lưu lượng rộng

- Độ rung thấp, vận hành êm ái

- Trục vít 2 thùy nằm ngang

- Đơn giản, cấu trúc gọn

- Cung cấp không khí hoàn toàn sạch

- Hệ nén trục vít mạnh mẽ

- Roto được thiết kế đặc biệt

- Hoạt động liên tục, bền bỉ


Có thể bạn quan tâm

bac-lieu-phat-trien-ben-vung-nuoi-trong-thuy-san-an-toan-quy-mo-lon-cong-nghe-cao Bạc Liêu phát triển bền… vu-tom-the-trai-vu-nhieu-ao-nuoi-trung-mua-trung-gia-o-tien-giang Vụ tôm thẻ trái vụ,…