Mô hình kinh tế Phát triển vùng nguyên liệu măng tre chế biến

Phát triển vùng nguyên liệu măng tre chế biến

Ngày đăng 21/05/2015

Tương tự, ông Phan Văn Dằn ở cùng thôn trồng gần 4 ha tre Bát Độ, thu lãi hơn 300 triệu đồng/năm. Theo ông Dằn, muốn tre ra nhiều măng, thời vụ trồng thích hợp từ tháng Hai đến tháng Chín (dương lịch), chủ động trừ mối từ lúc mới trồng, sau trồng hai năm sẽ được thu hoạch măng.

Sau khi trồng khoảng hai tháng, đốn bớt những cây tre nhỏ, cành lá thừa, xới đất, bón phân tổng hợp hoặc phân chuồng hoai mục quanh gốc để tạo độ thoáng và cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Tre Bát Độ được trồng ở xã An Lập khoảng 6 năm trở lại đây. Lúc đầu, người dân trồng tự phát trên đất đồi. Đến nay, xã có tổng diện tích hơn 30 ha tre Bát Độ, sản lượng măng gần 600 tấn/năm, thu về hơn ba tỷ đồng, góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo và có thu nhập ổn định.

Được biết, để sản phẩm măng được tiêu thụ ổn định, giúp các hộ dân yên tâm sản xuất, thúc đẩy nhân rộng diện tích cũng như tăng năng suất măng, thông qua Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sơn Động, Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C (Lạng Giang) đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với một số hộ dân trồng tre.

Ông Hoàng Văn Thông, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện nói: “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tham mưu với UBND huyện có cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất và cam kết thu mua sản phẩm cho nông dân. Trước mắt, vận động người dân xã An Lập chăm sóc diện tích tre hiện có, sau ba năm ổn định hiệu quả cũng như sản lượng măng, huyện sẽ khuyến khích mở rộng diện ở những xã khác”.


Có thể bạn quan tâm

mo-hình-tham-canh-cay-dièu-cay-xoài-tại-phù-cát-cho-nang-suát-hiẹu-quả-cao Mô hình thâm canh cây… mo-rong-thi-truong-xuat-khau-khoai-lang Mở rộng thị trường xuất…