Tin thủy sản Phòng ngừa hội chứng phân trắng, bệnh ruột trắng và bệnh cơ trắng ở tôm

Phòng ngừa hội chứng phân trắng, bệnh ruột trắng và bệnh cơ trắng ở tôm

Tác giả 2LUA.VN biên dịch, ngày đăng 02/06/2021

Việc chăn nuôi tôm ngày nay có xu hướng phát triển mạnh mẽ do công nghệ được nâng cấp nhằm đạt được hiệu suất cao hơn và sản xuất thành công. Trong nhiều trường hợp, hoạt động chăn nuôi tôm bị ảnh hưởng bởi nhiều căn bệnh và trải qua mất mùa hoặc giảm sản lượng vì nhiều lý do, ông Prakash Chandra Behera (Ấn Độ) viết.

Nuôi trồng thủy sản thâm canh và bán thâm canh đi kèm với một số vấn đề dịch bệnh thường do các mầm bệnh cơ hội xuất hiện rõ ràng từ trong quá trình nuôi trồng thủy sản nói chung. Mật độ thả nuôi cao, lượng thức ăn đầu vào cao và các chất hữu cơ khác kích thích quá trình chọn lọc và tăng sinh của các mầm bệnh cơ hội như vi khuẩn, vi rút, nấm, động vật nguyên sinh, v.v.

Theo dõi bệnh đường ruột ở tôm

Tôm tích cực “tìm kiếm thức ăn” trên chất nền xuất hiện ở đáy ao và cột nước. Do đó, chúng tiếp xúc nhiều với quá trình trao đổi của hệ vi sinh giữa môi trường và hệ tiêu hóa. Điều này làm tăng nguy cơ tăng sinh hệ vi sinh đường ruột bất lợi hoặc thường xuyên gây mất ổn định hệ vi sinh mà điều này có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng tối ưu của hệ tiêu hóa.

Hơn nữa, hệ tiêu hóa của tôm là cổng xâm nhập chính của các chứng bệnh nhiễm trùng do động vật nguyên sinh, vi khuẩn và vi rút gây ra, mà những chứng bệnh này vẫn là nguy cơ lớn đối với lợi nhuận của sản lượng tôm. Hiện nay, đây là những chứng bệnh đường ruột quan trọng nhất ở tôm:

  • Hội chứng phân trắng (WFS)
  • Bệnh đường ruột trắng (WGD)
  • Bệnh cơ trắng (WMD)

Hội chứng phân trắng (WFS)

Đi kèm với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) ở tôm nuôi là sự gia tăng tỷ lệ hình thành ruột tịt, các thể giống như tảo gregarine trong gan tụy tôm (HP) và ở đoạn ruột giữa phôi của tôm. Với số lượng lớn các thể như vậy dẫn đến các chuỗi phân trắng và xãy ra một hiện tượng được gọi là hội chứng phân trắng (WFS). WFS xuất hiện ở tôm từ khoảng 2 tháng nuôi trở đi và bệnh này được gây ra bởi các loài tảo gregarine. Sự hình thành các thể giống như giun đũa bao gồm quá trình ATM. ATM có nguồn gốc từ quá trình bong tróc các tế bào biểu mô trong ống gan tụy của tôm. Chúng tích tụ lại tại mối nối giữa gan tụy và đoạn ruột giữa phôi trước khi thải ra ngoài theo phân thông qua đoạn ruột giữa phôi.

Vấn đề phân trắng

Khi sự xuất hiện của ATM trở nên nghiêm trọng thì nó có thể dẫn đến sự hình thành các chuỗi phân trắng ở tôm. Các ao nuôi tôm thả nuôi ở mật độ cao xãy ra hiện tượng này và nó dẫn đến các chuỗi phân nổi hoặc đôi khi tích tụ lại thành các thảm nổi (tức là hội chứng phân trắng hay WFS). Tuy nhiên, ATM đôi khi xảy ra cùng với các bệnh gan tụy ở tôm như AHPND, các loại bệnh Vibriosis khác và ký sinh trùng kết hợp với vi khuẩn Enterocytozoon hepatopenaei.

Tác động của vấn đề phân trắng đã được tìm thấy ở tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) & tôm sú (P.monodon) nuôi và không có mối liên quan nào với hội chứng lỏng vỏ. Mức độ nghiêm trọng của vấn đề do sự xuất hiện phân trắng đã được quan sát là một vấn đề nghiêm trọng trong quá trình chăn nuôi tôm. Điều thú vị là vấn đề đã được quan sát thấy ở các ao nuôi tôm thẻ chân trắng có số lượng tảo xanh lam cao.

Đặc điểm chính của hội chứng ruột/ phân trắng:

  • Ruột tịt (các thể giống như tảo gregarine) trong gan tụy và đoạn ruột giữa phôi.
  • Không hiển thị các bào quan tế bào hoặc các bào quan dưới mức tế bào.
  • Ngoài ra, WFS còn liên quan đến các sinh vật đơn bào hoặc đa bào khác.
  • Vi nhung mao được tìm thấy đã bong ra khỏi các tế bào của ống gan tụy và tập hợp lại trong lòng ống gan tụy.
  • Các vi nhung mao bị bong tróc ra, các tế bào ban đầu trải qua quá trình ly giải.
  • Mất vi nhung mao và quá trình phân hủy tế bào xảy ra sau đó biểu hiện một quá trình bệnh lý.
  • Có thể làm chậm quá trình tăng trưởng của tôm và có thể dẫn đến mầm bệnh cơ hội.

Các dấu hiệu lâm sàng của hội chứng phân trắng (WFS)

Các dấu hiệu chung của WFS trong ao nuôi tôm bao gồm các chuỗi phân nổi có màu trắng cho đến hơi vàng vàng, đôi khi tập trung lại tạo thành thảm hoặc cũng có thể được tìm thấy trên các khay cho ăn. Phần tiếp giáp đoạn ruột giữa phôi và đoạn ruột giữa phôi bị phình ra và chứa đầy các chất có màu trắng đến màu vàng kim. Khi các chất bên trong ruột hoặc các chuỗi phân được kiểm tra thì thấy chúng bao gồm các khối cơ thể dạng hình giun có bề ngoài giống như tảo gregarine.

Các ao bị ảnh hưởng nghiêm trọng cho thấy tỷ lệ sống sót của tôm giảm xuống từ 20-30% so với các ao bình thường. Ngoài ra còn có tình trạng suy giảm mức tiêu thụ thức ăn, tốc độ tăng trưởng và giảm mức tăng trọng bình quân hàng ngày (ADG).

(WFS trong ao nuôi tôm)

Sự hiện diện của số lượng tảo gregarine càng nhiều thì khả năng bị tổn thương và nhiễm trùng ở tôm nuôi càng cao. Số lượng tảo gregarine phát triển về số lượng và nhận được chất dinh dưỡng từ vật chủ rồi để lại vết thương cho các bệnh nhiễm trùng xâm nhập. Các gregarine cũng cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng của các nhung mao và dẫn đến tốc độ tăng trưởng kém ở tôm nuôi.

So sánh vấn đề ruột trắng và phân trắng

Ruột trắng và phân trắng là hai vấn đề khác nhau trong ao nuôi tôm mà chúng có thể dẫn đến hội chứng lỏng vỏ. Nói chung, ruột trắng là do biểu mô niêm mạc bị hoại tử và giống như tình trạng viêm ruột xuất huyết. Và theo thông thường thì phân trắng là do gan tụy bị tổn thương và tế bào gan bị bong tróc ra. Các tế bào bị bong tróc được giải phóng vào trong đường ruột và ruột nhìn như có màu trắng. Nhìn chung, phân chứa các phân tử thức ăn không được tiêu hóa nhưng trong trường hợp phân trắng thì đó là từ các tế bào gan đã chết.

Bệnh cơ trắng

Bệnh cơ trắng ở tôm thẻ chân trắng trong giai đoạn đầu bệnh xảy ra chủ yếu ở phần đuôi tôm có màu trắng. Cũng bắt đầu xuất hiện màu trắng từ giữa lưng và phần có màu trắng mất độ trong. Sau đó bệnh này chuyển sang giai đoạn phát triển lây lan nhanh chóng trong tình trạng nghiêm trọng của tôm, cơ khắp lưng bị hoại tử thành màu trắng. Bắt đầu xuất hiện hiện tượng hoại tử toàn bộ cơ trắng, tôm có thể chết sau 3-5 ngày. Hoại tử cơ trắng khi kiểm tra dưới kính hiển vi biểu hiện như rối loạn sợi cơ và có sọc rõ ràng. Vết bệnh khó nhìn thấy ở bề mặt ao tôm, tôm chết bị chìm xuống dưới nước, lúc đầu kiếm ăn bình thường, sau khi chết, trước đó cơ thịt chuyển sang màu đỏ trắng.

WMD (Bệnh cơ trắng) được quan sát thấy ở hầu hết các trang trại nuôi tôm. Biểu hiện của bệnh WMD cho thấy tỷ lệ chết dao động từ 30% đến 100%. Dấu hiệu đầu tiên liên quan đến chứng bệnh này là tôm ăn kém (thiếu khoáng chất trong nước, thức ăn kém chất lượng) và tôm lờ đờ, đặc biệt là trong 5 ngày đầu thả tôm giống dẫn đến hiện tượng tôm chết chậm. Các dấu hiệu tập trung vào các vùng hoại tử rộng trong các mô cơ đuôi, có màu trắng đục.

(Bệnh cơ trắng ở tôm thẻ chân trắng có kích cỡ lớn hơn)

Các dấu hiệu chung của bệnh tương tự như WGD. Có khả năng là có sự tham gia của các cầu khuẩn Gram dương, Lactococcus garvieae trong WMD có thể là một bệnh nhiễm trùng thứ phát. Bệnh tiến triển phá hủy các tổ chức cơ bụng của tôm, đặc biệt là cơ vân rồi cuối cùng dẫn đến tử vong.

Bệnh ruột trắng (WGD)

Bệnh đường ruột trắng (WGD) do Vibrio gây ra

Sự xuất hiện của 5 loại bệnh: hoại tử đuôi, bệnh vỏ, bệnh đỏ, hội chứng lỏng vỏ (LSS) và bệnh ruột trắng (WGD) là do Vibrio spp. trên tôm trong ao nuôi tôm gây ra

Trong số này, LSS, WGD và bệnh đỏ gây ra hiện tượng tôm chết hàng loạt trong các ao nuôi tôm. Sáu loài Vibrio (gồm có V. harveyi, V. parahaemolyticus, V. alginolyticus, V. anguillarum, V. vulnificus và V. spendidus) có liên quan đến tôm bị bệnh. Tỷ lệ tử vong do Vibriosis xảy ra khi tôm bị căng thẳng bởi các yếu tố như: chất lượng nước kém, đông đúc, nhiệt độ nước cao, nồng độ oxy hòa tan thấp và ít thay nước.

Bệnh ruột trắng (WGD) được quan sát thấy ở các trang trại nuôi tôm và Vibriosis là một trong những tác nhân gây bệnh chủ yếu trong nuôi trồng thủy sản. Vibriosis là một bệnh do vi khuẩn gây ra dẫn đến tỷ lệ chết của tôm nuôi trên toàn thế giới. Bệnh do vi khuẩn gram âm thuộc họ Vibrionaceae gây ra. Sự bùng phát có thể xảy ra khi các yếu tố môi trường kích hoạt sự nhân lên nhanh chóng của vi khuẩn đã được dung nạp ở mức thấp trong máu tôm hoặc do sự xâm nhập của vi khuẩn vào các hàng rào bảo vệ của vật chủ. Bộ xương ngoài cung cấp một hàng rào vật lý hiệu quả đối với các mầm bệnh đang cố gắng xâm nhập vào bề mặt bên ngoài của động vật giáp xác, cũng như phần ruột trước và ruột sau.

(Bệnh ruột trắng do Vibrio ở tôm thẻ chân trắng)

Sự xuất hiện của 5 loại bệnh: hoại tử đuôi, bệnh vỏ, bệnh đỏ, hội chứng lỏng vỏ (LSS) và bệnh ruột trắng (WGD) là do vi khuẩn Vibrio spp. ở tôm gây ra. Trong số này, LSS, WGD và bệnh đỏ gây ra hiện tượng tử vong hàng loạt trong các ao nuôi tôm. Tôm bị bệnh có triệu chứng lớn chậm (còi cọc) và ruột có màu trắng đục, có thể nhìn thấy qua lớp biểu bì trong suốt như một vệt trắng. Tôm tiêu thụ thức ăn với số lượng lớn và thải phân dưới dạng chất lỏng có màu trắng. Tỷ lệ tử vong trong các ao bị ảnh hưởng đứng ở vị trí cao.

Bệnh ruột trắng (WGD) do ký sinh trùng siêu nhỏ

(Nhiễm trùng microsporidian ở cơ bụng của tôm)

Tôm có màu đỏ tía trên lớp biểu bì và có các khối u hoặc nang lớn màu trắng trong cơ. Tôm bị bệnh được gọi là tôm bông hoặc tôm sữa do nhiễm ký sinh trùng chủ yếu ở cơ bụng. Cơ có sự xuất hiện giống như bông, bên ngoài có thể nhìn thấy như những vùng loang lổ màu trắng đục dưới giáp tôm. Bệnh nhiễm trùng nghiêm trong do ký sinh trùng microsporidia gây ra. Khối màu trắng không phải là một khối u hoặc u nang ung thư mà là do hàng trăm loại ký sinh trùng cực nhỏ gây ra. Sự hiện diện của ký sinh trùng có thể gợi ra một phản ứng vật chủ được gây ra bởi tôm dẫn đến sự tích tụ sắc tố xanh đen trong lớp biểu bì.

(Bệnh ruột trắng (WGD) do Microparasite)

Các biện pháp Phòng ngừa & Kiểm soát

Việc quản lý sức khỏe của tôm hiệu quả đòi hỏi sự cân bằng tinh tế giữa vật chủ, mầm bệnh và môi trường. Dịch bệnh và vấn đề sản lượng khác nhau ở các giai đoạn nuôi tôm khác nhau. Tình trạng thiếu sản lượng do tôm chết, tăng trưởng chậm và FCR cao xảy ra và gây ảnh hưởng đến kinh tế của các trang trại nuôi tôm.

Hầu hết các mầm bệnh thường xuất hiện cùng với môi trường và tôm dường như khỏe mạnh và cho thấy tốc độ phát triển bình thường. Thông thường các điều kiện như mật độ thả nuôi cao, chất lượng nước kém và các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột sẽ tích tụ thành dịch bệnh ở tôm. Dưới đây là một số chiến lược quan trọng để quản lý sức khỏe đường ruột:

  • Các phương pháp tiếp cận bền vững để điều chỉnh hệ vi sinh đường ruột của tôm nuôi để ngăn ngừa các bệnh đường ruột.
  • Việc sử dụng các vi khuẩn được chọn lọc để cấy vào ruột (lợi khuẩn/ men vi sinh)
  • Các chất dinh dưỡng cụ thể thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn được chọn lọc (prebiotics - chất xơ hòa tan làm nguồn thức ăn cho lợi khuẩn) trong đường ruột.
  • Các hợp chất tự nhiên cụ thể (chủ yếu có nguồn gốc từ men và chiết xuất thảo mộc, được gọi là “phytobiotics”) có khả năng điều chỉnh hệ vi sinh theo hướng có thành phần có ích.
  • Hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi và ức chế vi sinh vật có khả năng gây bệnh trong đường ruột.

Một hỗn hợp tổng hợp các chất chiết xuất từ thảo dược có đặc tính kìm khuẩn và diệt khuẩn chống lại vi khuẩn gây bệnh và có khả năng gây bệnh. Hơn nữa, hỗn hợp tổng hợp này đã được chứng minh là một chất can thiệp mạnh mẽ của vi khuẩn và là chất điều chỉnh hiệu quả đối với hệ vi khuẩn đường ruột.

Sự hiện diện của hỗn hợp tổng hợp phytobiotics cung cấp một loạt các hoạt tính kháng khuẩn trong hệ tiêu hóa của tôm. Điều này cung cấp sự bảo vệ bổ sung chống lại các bệnh đồng nhiễm vi khuẩn cơ hội như bệnh Vibriosis.

Quản lý Kiểm soát Dịch bệnh

  • Xét nghiệm sinh học phân tử (PCR) đàn bố mẹ trước khi sinh sản và kiểm tra PCR đàn giống (PL) trước khi thả giống có thể giúp tránh sự xâm nhập của mầm bệnh vào hệ thống nuôi trồng thủy sản.
  • Tỷ lệ tử vong được tạo ra do tình trạng căng thẳng đột ngột đến từ những thay đổi của điều kiện khí hậu dao động lớn.
  • Khử trùng và vệ sinh toàn bộ hệ thống chăn nuôi có cơ hội diệt trừ mầm bệnh và các chứng bệnh khác.
  • Cho tôm ăn chất kích thích miễn dịch đã được chứng minh là giúp khắc phục bệnh tật/ nhiễm trùng
  • Việc áp dụng và thực hiện phương thức nuôi cấy lợi khuẩn sẽ làm giảm các nguy cơ mắc bệnh.
  • Các bệnh do vi khuẩn gây ra và các bệnh khác có thể được điều trị và kiểm soát bằng cách sử dụng các loại hóa chất khác nhau và các sản phẩm sinh học khác.

Tránh các mầm bệnh: Điều này có thể được thực hiện thông qua việc lựa chọn giống bố mẹ sạch mầm bệnh cụ thể, loại trừ những động vật mang mầm bệnh trong các hệ thống chăn nuôi, sàng lọc tôm bố mẹ khỏe mạnh và sạch bệnh, giai đoạn phát triển đầu tiên của tôm giống (nauplii) và ấu trùng thông qua hệ thống kiểm dịch, thả giống tôm sạch bệnh (SPF)/ tôm kháng bệnh (SPR), lọc và vệ sinh nước trước khi đưa vào hệ thống.

Cải thiện điều kiện vật chủ thông qua dinh dưỡng tốt và kích thích hệ miễn dịch: Một số phân tử vi sinh vật như lợi khuẩn phụ gia thức ăn, b1,3 glucans, peptidoglycans, polysaccharides đã được chứng minh là có khả năng kích thích các cơ chế miễn dịch không đặc hiệu ở tôm

Cải thiện các điều kiện môi trường: Môi trường giữ vai trò quan trọng hơn và có tác động đáng kể đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng và sản lượng của tôm. Hầu hết các vấn đề về dịch bệnh đều do sự suy giảm chất lượng nước và đất gây ra. Việc ứng dụng lợi khuẩn có khả năng oxy hóa các chất thải độc hại và hữu ích trong việc cải thiện chất lượng đất và nước trong các ao nuôi tôm.

An toàn sinh học: Các hệ thống an toàn sinh học đã được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản cũng như các quy định và chính sách để ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Các yếu tố quan trọng của an toàn sinh học là nguồn giống đáng tin cậy, phương pháp phát hiện và chẩn đoán đầy đủ các bệnh lý có thể loại trừ, phương pháp khử trùng và diệt trừ mầm bệnh, thực hành quản lý tốt nhất và thiết thực và được pháp luật chấp nhận. Do đó, các nguyên tắc nghiêm ngặt và các dòng hướng dẫn về an toàn sinh học phải được điều chỉnh trong các trang trại riêng lẻ và theo cụm khôn ngoan trong các khu vực canh tác.

Thực hành Quản lý Tốt nhất (BMP), hệ thống kiểm dịch và các biện pháp thực hành quản lý thức ăn tốt phải được tuân thủ trong suốt giai đoạn chăn nuôi nhằm khắc phục các vấn đề dịch bệnh trong chăn nuôi tôm.


Có thể bạn quan tâm

soi-dong-thi-truong-ca-tra Sôi động thị trường cá… hy-vong-cao-ve-vac-xin-francisella-dang-uong-cho-ca-ro-phi Hy vọng cao về vắc-xin…