Phòng ngừa vi bào tử trùng
Hiện nay, tình hình nhiễm vi bào tử trùng (EHP) và phân trắng đang có chiều hướng gia tăng, nhất là tại các tỉnh nuôi tôm trọng điểm như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Tác nhân gây bệnh vi bào tử trùng Microsporidian trên tôm là ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP); Chúng ký sinh trong hệ tiêu hóa của tôm và cản trở tôm hấp thụ được chất dinh dưỡng, do đó dù không gây chết hàng loạt nhưng vẫn gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi.
Khách hàng tin dùng sản phẩm của Skretting giúp tôm tăng trưởng nhanh, năng suất cao - Ảnh: Skretting Vietnam
Hiện, vẫn chưa có giải pháp trị bệnh chuẩn xác và biện pháp tiêu diệt hoàn toàn EHP trong hệ thống nuôi; vì vậy, công tác phòng ngừa để giảm thiểu mật độ EHP xâm nhập vào trong hệ thống ao nuôi hiện là biện pháp hữu hiệu nhất. Sau đây là một số thông tin hữu ích giúp bà con hiểu hơn về loại bệnh này và biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Hình thức lây lan EHP
Có 3 hình thức lây nhiễm EHP trong đàn tôm:
- Lây nhiễm theo chiều dọc: Các bào tử gây bệnh tồn tại trong trứng của tôm mẹ và làm cho tôm giống nhiễm bệnh khi sinh ra.
- Lây nhiễm theo chiều ngang: Tôm có tập tính ăn những cá thể cùng loài yếu hơn (tôm bệnh), đang lột xác hoặc ăn những sinh vật dễ mang mầm bệnh như các loại giun đất, cua và phân cua. EHP không thể sống tự do trong mồi trường mà phải sống ký sinh trên vật chủ nào đó (tôm, cua, rươi…) thì mới có thể tiếp tục sinh sản.
- Theo đường ký sinh trên bề mặt cơ thể tôm (vỏ): Sau khi tôm lột xác, vi bào tử trùng sẽ thả ống bám vào vỏ mới (da) tôm, thải chất độc rồi xâm nhập vào cơ thể khiến tôm yếu đi. Nếu bị tôm ở độ tuổi còn nhỏ thì tỷ lệ chết rất cao.
Ảnh: Sciencedirect
Nâng cao an toàn sinh học là giải pháp hữu hiệu
Siết chặt an toàn sinh học ở trại giống
Tôm bố mẹ mới (kể cả tôm SPF) phải được xét nghiệm bằng PCR trước khi đưa vào trại nuôi. Hệ thống nuôi giữ tôm bố mẹ mới nhập về đang trong giai đoạn chờ kết quả kiểm nghiệm này cần được quản lý chặt chẽ. Trong quá trình sản xuất tôm giống, trứng và ấu trùng tôm có thể được rửa với iodine, formalin… pha trong nước ngọt để hạn chế số lượng bào tử bám trên bề mặt nếu có (đây cũng là giải pháp hạn chế nhóm vi khuẩn gây bệnh EMS có thể truyền từ tôm bố mẹ sang tôm post).
Ngoài ra, thức ăn tươi sống (như các loài rươi, giáp xác, nghêu, hàu, Artemia, mực…) được xem là nguồn lây nhiễm nhiều loại mầm bệnh, trong đó có cả EHP. Thức ăn nhiễm vi bào tử trùng một khi được đưa vào sử dụng trong trại sẽ dễ dàng lây lan khắp đàn tôm (tôm bố mẹ, tôm giống…). Vì vậy, thức ăn tươi sống phải được sàng lọc và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Thức ăn tươi sống được khuyến cáo đông đá trước khi sử dụng, phương pháp này giúp bất hoạt hoạt động của vi bào tử trùng, từ đó giảm khả năng lây nhiễm. Ngoài ra, phương pháp khử trùng bằng bức xạ gamma cũng được áp dụng rộng rãi cho thức ăn đông lạnh. Đối với các mầm bệnh, phương pháp đông lạnh không hiệu quả và nhiều loại virus có hại khác, biện pháp khử trùng bằng nhiệt độ cao (10 phút ở 720C) cũng có thể được cân nhắc để thực hiện. Các biện pháp này còn tiêu diệt được khá nhiều vi khuẩn hay virus có hại khác (theo The fish site). Nhằm hạn chế rủi ro lây nhiễm mầm bệnh từ thức ăn tươi sống trong trại giống, Skretting đã cho ra đời 2 dòng sản phẩm thức ăn công thức toàn diện cho tôm bố mẹ (Vitalis 2.5) và PL (cho tôm giống), thay thế hoàn toàn thức ăn tươi sống đơn giản hóa quy trình chăm sóc tôm bố mẹ, tôm ấu trùng, và nâng cao an toàn sinh học.
Dụng cụ sử dụng trong hệ thống trại giống trước và sau khi sử dụng nên được phơi khô hoàn toàn, ngâm và rửa sạch với các chất tẩy rửa mạnh như NaOH 2,5% khoảng 3 giờ, sau đó rửa sạch các chất tẩy rửa và tiếp tục phơi thật khô thêm một lần nữa trong vòng một tuần; trước khi đem vào sử dụng cần rửa lại bằng Chlorine 200 ppm. Vi bào tử trùng vô cùng khó để loại bỏ hoàn toàn nên các giải pháp trên chỉ có thể giúp chúng ta hạn chế được số lượng vi bào tử trùng đi vào hệ thống ao nuôi (S.K. Otta et al, 2016).
An toàn sinh học ở ao nuôi
Người nuôi cần đặc biệt lưu ý khâu cải tạo ao giữa 2 vụ liền kề nhau, nhất là khi vụ trước đó bị nhiễm EHP. Bào tử của EHP có lớp vỏ dày và không dễ bị bất hoạt; kể cả nếu chỉ xử lý bằng Chlorine nồng độ cao thôi thì vẫn chưa đủ. Bên cạnh đó, vật thể trung gian truyền bệnh vẫn chưa được làm rõ. Cả 2 đều có thể còn tồn đọng trong ao nuôi sau khi thu hoạch và cần phải được bất hoạt trước khi bắt đầu vụ nuôi mới.
Trước khi vào vụ nuôi, chúng ta có thể bón vôi sống (CaO) với lượng đủ lớn để đưa pH đáy ao tới pH khoảng 12 (khoảng 6 tấn/ha). Kết hợp cày xới đất để vôi trộn lẫn vào đất khô ở đáy ao (đến độ sâu khoảng 10 - 12 cm) rồi xối nước làm ẩm đất để kích hoạt vôi. Ở pH này, hầu hết các loại vi bào tử trùng đều có thể được loại bỏ, vì thế với những ao đã bị nhiễm EHP từ vụ trước thì đây là giải pháp rất hữu hiệu. Sau khi bón vôi, độ pH của đất lúc này vào khoảng 12 sau đó dần trở về mức bình thờng.
Nâng cao an toàn sinh học là mục tiêu hàng đầu mà Skretting luôn hướng đến. Vì vậy, tất cả các sản phẩm của Skretting như Vitalis 2.5, PL (cho trại giống), Xpand, Mega, Gamma, Sapphire, Tomboy (cho trại nuôi thương phẩm), Lorica (cho thời điểm bất lợi) đều có những công dụng đặc biệt xoay quanh mục tiêu này. Bên cạnh những sản phẩm ưu việt về tính năng và chất lượng, Skretting còn cung cấp cho quý khách hàng của mình dịch vụ tư vấn nhanh nhất, nhiệt tình nhất và hữu ích nhất trong suốt vụ nuôi. Quý bà con vui lòng liên hệ đại diện Skretting tại địa phương để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ