Tôm thẻ chân trắng Phụ gia mới giúp tôm chống chọi lại bệnh chết sớm

Phụ gia mới giúp tôm chống chọi lại bệnh chết sớm

Tác giả Trị Thủy (Lược dịch), ngày đăng 24/12/2019

Báo cáo gần đây cung cấp một loại nguyên liệu mới bổ sung vào thức ăn giúp tăng cường khả năng kháng bệnh của tôm thẻ chân trắng đối với hội chứng chết sớm thông qua tăng cường biểu hiện các gen quy định quá trình miễn dịch của tôm

5-aminolevulinic acid. Ảnh: Internet

Với sự xuất hiện của một số bệnh truyền nhiễm trong nuôi tôm đang gây nên những thiêt hại to lớn cho các vùng nuôi tôm trên toàn thế giới. Vì vậy, sự quan tâm ngày càng tăng trong việc sử dụng phụ gia thức ăn để tăng cường khả năng miễn dịch của tôm như một biện pháp hứa hẹn.

5-aminolevulinic acid (5-ALA), một amno acid không chứa protein đóng vai trò hạn chế tốc độ trong quá trình sinh tổng hợp heme, đã nhận được sự chú ý về tác dụng tích cực của nó đối với khả năng miễn dịch trên động vật nuôi. Đây là một amino acid không chứa protein nội sinh, là hợp chất đầu tiên trong con đường tổng hợp porphyrin, con đường dẫn đến heme ở động vật có vú và chất diệp lục trong thực vật. Những nguyên liệu sinh học then chốt cho sản xuất 5-aminolevulinic acid là sinh khối, bã mía, phân chuồng và phế thải của các nhà máy bia...do đó đây là nguyên liệu tiềm năng dễ tìm và có khả năng ứng dụng cao.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy 5-Aminolevulinic acid khi bổ sung vào thức ăn của cá hồi giúp cá cải thiện tốc độ tăng trưởng (Haran, 2008). Và trong thực tế nguyên liệu này đã được các nhà nghiên cứu và áp dụng tại các vùng nuôi cá tại Châu Mỹ. Một số dự án đề xuất sử dụng chúng vào tôm nuôi tại Đông Nam Á nhưng đang trong quá trình thử nghiệm. 

Để đánh giá hiệu quả của 5-Aminolevulinic acid (5-ALA) đối với tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương, Litopenaeus vannamei, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích chuyên sâu ở mức độ phân tử, gây nhiễm thực nghiệm bằng cách ngâm tôm vào nước chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, sau đó đánh giá mức năng lượng ATP, phân tích biểu hiện gen của một số hemoprotein và gen liên quan đến quá trình tổng hợp trong máu tôm. 

Kết quả cho thấy trong số 15,745 gen trên cá thể tôm được gây nhiễm bệnh thực nghiệm thì có 101 gen trên gan tụy biểu hiện kháng bệnh mạnh hơn gấp bốn lần (p <0,05) ở các nhóm tôm cho ăn bổ sung 5-ALA so với nhóm đối chứng. Việc bổ sung 5-ALA đã điều chỉnh 99 gen rất mạnh trong số 101 gen, 41 gen liên quan đến miễn dịch và bảo vệ dựa trên sự tương đồng các chuỗi polypetide.

So với nhóm đối chứng, nhóm bổ sung 5-ALA có tỉ lệ sống của tôm cao hơn đáng kể trong thử nghiệm thách thức với mầm bệnh, mức độ tổng hợp porphobilinogen, ferrochelatase, catalase, thụ thể hạt nhân E75, và heme oxygenase-1 và mức ATP cao hơn đáng kể. Điều này chứng tỏ khi được cho ăn bổ sung 5-ALA đã cải thiện một cách đáng kể hệ miễn dịch của tôm và tăng cường năng lượng hoạt động của chúng.

Những phát hiện này cho thấy chế độ ăn 5-ALA như một chất phụ gia đã giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch của tôm thẻ L. vannamei với vi khuẩn V. parahaemolyticus thông qua các gen liên quan đến miễn dịch và bảo vệ cơ thể, và đồng thời giúp tăng cường năng lượng trao đổi chất.

Báo cáo đã cung cấp một nguyên liệu mới sản xuất từ những vật liệu sẵn có giúp nâng cao sức khỏe của tôm nuôi, cần nghiên cứu sâu hơn để làm sáng tỏ mức độ sử dụng 5-Aminolevulinic acid trong nuôi tôm để có được liều lượng bổ sung một cách chính xác. 


Có thể bạn quan tâm

luu-y-khi-nuoi-tom-o-do-man-thap Lưu ý khi nuôi tôm… thu-nghiem-pcr-cac-mau-don-mo-co-the-chuan-doan-sai-benh-tom Thử nghiệm PCR các mẫu…