Tôm thẻ chân trắng Quản lý độ kiềm trong ao nuôi tôm

Quản lý độ kiềm trong ao nuôi tôm

Ngày đăng 22/09/2015

Độ Kiềm Là Gì?

Độ kiềm chỉ khả năng trung hòa acid của nước, thể hiện tổng số các ion có tính bazơ trong nước như bicarbonat (HCO3-), carnonat (CO3-) và hydroxit (OH-).

Trong ao nuôi tôm, độ kiềm ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động pH trong ao, ảnh hưởng đến quá trình lột xác và cứng vỏ của tôm nuôi.

Độ kiềm thích hợp cho tôm thẻ là 120 – 180 mg CaCO3/l và tôm sú là 80 - 120 mg CaCO3/l.

Trong quản lý ao nuôi tôm cần kiểm tra độ kiềm hàng tuần. Đặc biệt ở những ao nuôi có độ mặn thấp hoặc nguồn nước có độ kiềm thấp hoặc các động vật hai mảnh vỏ phát triển trong ao nuôi tôm, cần phải đo độ kiềm thường xuyên hơn để điều chỉnh hàm lượng cho phù hợp.

Điều quan trọng khác trong thực hành quản lý ao nuôi tôm là phải biết cách điều chỉnh khi độ kiềm tăng cao hay giảm thấp. Kiểm soát độ kiềm và các biện pháp hạn chế sự ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất tôm nuôi.

Quản Lý Độ Kiềm Trong Ao Nuôi Tôm

1. Độ kiềm cao

Nguyên nhân:

Khi mật độ tảo cao quá trình quang hợp diễn ra mạnh, độ kiềm tăng lên rất nhanh (pH > 9) do carbonat giải phóng từ bicarbonat:

2(HCO3)- + tảo = CO2 (quang hợp) + (CO3)2- + H2O

(CO3)2- + H2O = (HCO3)- + OH-

Khi tổng độ kiềm cao (200 - 300 mg/l CaCO3) với giá trị pH > 8,5 sẽ ngăn cản quá trình lột xác của tôm. 

Cách xử lý:

- Thay nước 20 – 30% thực hiện 3 lần/tuần.

- Đánh vôi Dolomite vào ban đêm sau khi thay nước 30 - 50 kg/ha hoặc rải đường mật xuống ao: 1 - 2 kg/1.000 m3 để giảm pH.

* Ao không thay nước được:

- Hạn chế chạy quạt ban ngày. Tập trung chạy ban đêm (nếu có).

- Xử lý tảo:

+ Cắt tảo bằng ALGAE RV 100g/1.000m3 nước vào 9 giờ sáng khi trời có nắng.

+ Chiều sử dụng TOXINPOND, ZEOLITE để lắng xác tảo, giảm khí độc NH3.

+ Sau 2 ngày cấy vi sinh AQUA BIO BZT hoặc BACPOWER để phân hủy xác tảo.

- Dùng đường mật 3 - 4kg/1000 m3 tạt liên tục 4 - 5 ngày.

2. Độ kiềm thấp

Nguyên nhân:

- Do nguồn nước có độ kiềm thấp

- Do sự hiện diện của động vật thân mềm hai mảnh vỏ trong ao, chúng hấp thụ muối carbonat và lọc hết tảo làm thức ăn, kết quả là làm nước trong và có độ kiềm rất thấp.

Cách xử lý:

* Dùng SD SUPER ALKALINE nâng kiềm vào buổi chiều 15 – 16 giờ10 - 20 kg/1.000m3 nước liên tục 2 - 3 ngày cho đến khi độ kiềm đạt > 100 mgCaCO3/l.

- Nếu pH <8: kết hợp sử dụng CaCO3 10 - 20 kg/1.000 m3/lần.

- Diệt thân mềm 2 mảnh vỏ: Dùng OSCILL ALGA 08 hoặc TRIHO 05 với liều lượng như sau:

+ Tôm trên 10 ngày tuổi: 0,8 lít/1.000 m3 nước.

+ Tôm trên 1 tháng tuổi: 1,5 lít/1.000 m3 nước.

Lưu ý:

Khái niệm độ kiềm và độ cứng thường gây khó hiểu vì cả hai đều chỉ thị hàm lượng mg/L của carbonat.

Tuy nhiên, độ kiềm đo tổng số các ion có tính bazơ như carbonat, bicarbonat, phosphat, hydroxit,...hiện diện trong nước; trong khi đó độ cứng thể hiện tổng nồng độ của các ion muối hóa trị 2, quan trọng nhất là muối của ion canxi và magie.

Tags: nuoi tom, con tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ky thuat nuoi tom, ao nuoi tom


Có thể bạn quan tâm

giai-phap-kiem-soat-dong-vat-hai-manh-vo-trong-ao-tom Giải pháp kiểm soát động… giai-phap-kiem-soat-tao-lam-trong-ao-tom Giải pháp kiểm soát tảo…