Quản lý rủi ro trong Ngành nuôi trồng thủy sản
Năm ngoái, Gallagher, một công ty môi giới bảo hiểm và quản lý rủi ro toàn cầu, đã hợp tác với Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu để tài trợ cho hội nghị GOAL 2018 của mình tại Guayaquil, Ecuador. Mặc dù cách tiếp cận của họ khác nhau, nhưng đều là những phương pháp thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất của Gallagher và GAA, chương trình chứng nhận hàng đầu và toàn diện nhất về nuôi trồng thủy sản của bên thứ ba, tìm cách giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản. Đầu tháng 1, GAA đã bắt gặp Joe Filby, một đối tác tại Gallagher, để nói về quản lý rủi ro và các giải pháp sẵn có để hỗ trợ các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Người nuôi trồng thủy sản được khuyến khích điền vào bản khảo sát sáu câu hỏi sau đây để bắt đầu cuộc trò chuyện về quản lý rủi ro trong doanh nghiệp của họ.
Có phải những rủi ro trong Ngành nuôi trồng thủy sản đã không còn là điều xa lạ?
Không hẳn thế. Sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản được thúc đẩy bởi chính nó, khả năng đưa ra những giải pháp khi đối mặt với vấn đề là minh chứng rõ ràng cho sự phát triển. Những thách thức mà Ngành phải đối mặt rất đa dạng bao gồm môi trường, xử lý hậu cần và luật định về Ngành đều ảnh hưởng trực tiếp tới tài sản, lợi ích cổ đông, uy tín doanh nghiệp và những người chung chuỗi sản xuất. Tất cả tiếp tục thay đổi theo thời gian.
Tự hỏi bản thân những gì khi giám sát vận hành nuôi trồng thủy sản?
Khi chứng kiến 5 năm qua ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản đã phải đối mặt với những sự việc mất mát chưa từng thấy từ việc tảo mọc trên diện rộng, dịch lạ bùng phát và cái lạnh cực đại. Đứng trước vụ việc đều quan trọng là phải nắm bắt được tình hình và mức độ tác động với chuỗi kinh doanh và sản xuất từ đó mới rút ra những trải nghiệm quý báu. Nếu doanh nghiệp của bạn đã chịu ảnh hưởng của một trong những chuỗi sự việc như trên, vậy bạn sẽ làm thế nào để giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất và xác định phải cải tiến thế nào trong quản lý rủi ro của ngành? Các tác nhân có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong ngành không? Ngay cả khi bạn không bị ảnh hưởng bạn vẫn có thể xem xét rằng các tác nhân sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh và khả năng hoạt động thế nào?
Phản hồi trong thực tiễn quản lí rủi ro cho thấy đứng trước những tác nhân này các doanh nghiệp bị ảnh hưởng đều bắt đầu lại từ con số 0 hoặc giả bị thổi bay khỏi ngành. Như thế, thiết bị quản lí rủi ro không thể xử lí ở mức độ cao nhất, và thực tiễn không làm giảm bớt thiệt hại như đã dự đoán và trong trường hợp bệnh, các giải pháp gần như vô nghĩa.
Lựa chọn nào cho hoạt động nuôi trồng thủy sản bị thua lỗ?
Những hộ nông dân bị thua lỗ ít có sự lựa chọn khi phải chứng kiến nguồn vốn cạn kiệt dần cũng như kinh doanh trở nên tồi tệ dù đã làm nhiều cách. Đứng trước tình hình thua lỗ họ buộc phải bảo vệ tài chính của mình. Vậy những biện pháp nào cho phép hộ kinh doanh thủy sản bảo vệ tài chính của mình trước mọi tác động?
Bảo hiểm không mấy xa lạ với những nhà điều hành nuôi trồng thủy sản. Họ mua bảo hiểm để đảm bảo nguồn vốn của họ khi có tác động về môi trường, dịch bệnh… Đối tượng bảo hiểm duy nhất cho: cá, loài giáp xác (các loại tôm, cua), động vật thân mềm,…
Vật có giá trị nhất của hộ kinh doanh thủy sản chính là kho dự trữ con giống được bảo vệ từ khi đang phát triển trong hồ nuôi, trong quá trình vận chuyển, chế biến và thành phẩm được phân phối đến nơi cần thiết. Có nhiều gói bảo hiểm cho những phạm vi hoạt động này nhưng thường được giới hạn trong phạm vi nhất định. Khi xem xét chuyển nhượng những gói bảo hiểm họ phải chắc rằng việc đó không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty khi xảy ra rủi ro. Khi đó, chuyển nhượng bao nhiêu gói bảo hiểm lại tùy thuộc vào giá bảo hiểm ban đầu đã thỏa thuận.
Liệu có khả năng sửa đổi phạm vi bảo hiểm không?
Sửa đổi những điều khoản bảo hiểm trên mọi khía cạnh của những sản phẩm có sẵn khi có vấn đề xảy ra làm tăng sự am hiểu với Ngành. Mặt khác khuyến khích hợp tác và giao lưu trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau cũng là chủ đề chính trong hội nghị GOAL vào năm ngoái.
Bảo hiểm liên quan đến ba bên chính: công ty bảo hiểm, doanh nghiệp và nhà môi giới bảo hiểm của họ. Bất kỳ cuộc trò chuyện và chia sẻ thông tin giữa các nhóm này chỉ có thể có lợi. Nó không riêng là những người nuôi cá mà còn dành cho những người vận chuyển và chế biến đều có thể tìm hiểu những sản phẩm nào có sẵn và cách áp dụng chúng vào hoạt động của mình - các công ty bảo hiểm cũng cần lắng nghe các bên liên quan để đưa ra các sản phẩm minh bạch phù hợp với ngành.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ