Mô hình kinh tế Quảng Nam Phát Triển Mô Hình Nuôi Cá Lồng Bè Hướng Đến VietGAP

Quảng Nam Phát Triển Mô Hình Nuôi Cá Lồng Bè Hướng Đến VietGAP

Ngày đăng 06/08/2014

Quảng Nam có trên 5.000 ha ao nuôi thủy sản nước ngọt được nuôi theo nhiều hình thức như hộ gia đình, nuôi theo mô hình VAC, nuôi ghép nhiều loại cá...

Trong đó, huyện Đại Lộc có tiềm năng phát triển nghề nuôi cá nước ngọt lồng bè lớn nhất tỉnh Quảng Nam với diện tích mặt nước lên đến 100 ha và 75 lồng bè. Hiện huyện Đại Lộc đang tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi cá lồng bè hướng đến VietGap.

Thời gian qua, tận dụng diện tích lòng hồ đập Khe Tân, đập Trà Cân, bàu Sấu, Thạch Bộ, ngành nông nghiệp huyện Đại Lộc đã triển khai mạnh mẽ nghề nuôi cá lồng bè. Nhờ đó đã làm tăng lợi nhuận cho người nuôi. Trong tổng số 75 lồng bè tại huyện Đại Lộc, hồ Khe Tân chiếm 54 lồng với năng suất bình quân 4 tấn/lồng/vụ.

Sản lượng toàn huyện là 600 tấn/75 lồng/năm, đem lại thu nhập bình quân mỗi lồng khoảng 120 triệu đồng/năm. Vì thế, nghề nuôi cá nước ngọt lồng bè được xem là thế mạnh của huyện, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cũng đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Nam hỗ trợ cho người dân nuôi thí điểm mô hình cá điêu hồng theo tiêu chuẩn VietGAP ở hồ Khe Tân.

Theo đó, các hộ tham gia mô hình này được hỗ trợ 17.000 con cá giống và kinh phí đầu tư ban đầu cho 04 lồng nuôi (75 m3/lồng). Ngoài việc nhận được hỗ trợ về con giống và một phần kinh phí đầu tư, các hộ nuôi còn được tư vấn kỹ thuật bởi Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh.

Cũng trong huyện Đại Lộc, tại xã Đại Hiệp, một số hộ nuôi còn được hỗ trợ mô hình nuôi thí điểm cá lăng nha lồng bè trên đập Trà Cân với số lượng con giống lên đến 9.000 con.


Có thể bạn quan tâm

sau-benh-tang-dien-gay-hai-tren-lua-thu-dong Sâu Bệnh Tăng Diện Gây… song-khoe-voi-mo-hinh-nuoi-tom-quang-canh-cai-tien "Sống Khỏe" Với Mô Hình…