Mô hình kinh tế Quyết liệt hơn với bệnh đốm nâu

Quyết liệt hơn với bệnh đốm nâu

Ngày đăng 04/09/2015

Trong điều kiện thuận lợi (mùa mưa), bệnh đốm nâu phát triển mạnh, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho cành thanh long bị sần sùi, gây thối khô cành. Tưpng tự như trên thân cành, những đốm làm cho vỏ quả trở nên sần sùi thối khô từng mảng. Bệnh nặng có thể gây nám cả quả làm giảm giá trị thưpng phẩm nghiêm trọng. Vào thời điểm bệnh bùng phát mạnh, hầu hết các nhà vườn ở Bình Thuận đều điêu đứng do sản phẩm giảm chất lượng, không tiêu thụ được.

Nguyên nhân của tình hình trên là do vẫn còn một bộ phận người trồng thanh long chưa nắm chắc phưpng pháp phòng trừ, chưa hiểu rõ tác nhân gây bệnh, cách thức lây lan. Có không ít nhà vườn tuy đã được tuyên truyền hướng dẫn nhưng còn ngại khó, không tích cực thực hiện vệ sinh vườn, ủ tiêu diệt bào tử nấm mà cứ trông chờ vào thuốc đặc trị.

Đó là tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, không rõ nguồn gốc, vừa gây thiệt hại về kinh tế vừa là nguồn gốc để đốm nâu phát triển. Các diện tích bị nhiễm nặng chưa thực hiện tốt việc khoanh vùng, xử lý triệt để nên bào tử nấm vẫn còn tồn tại và lây lan.

Thời điểm vào tháng 9 - 10 lượng mưa sẽ rất lớn trên địa bàn tỉnh sẽ là “mùa” của bệnh đốm nâu, chắc chắn số diện tích bị bệnh không dừng lại ở con số đó mà có thể tăng cao đến độ không điểm dừng. Vì vậy ngành chức năng và các địa phưpng có diện tích thanh long lớn cần phải tập trung chỉ đạo đúng mức công tác phòng chống bệnh đốm nâu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người trồng thanh long.

Bằng nhiều hình thức, nhiều phưpng tiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người trồng thanh long hiểu rõ nguyên nhân tác hại gây bệnh, cp chế lây lan và nguy cp bùng phát trong mùa mưa; các biện pháp tổng hợp để phòng trừ bệnh đốm nâu, trong đó khâu vệ sinh vườn, chặt tỉa cành bệnh để ủ bằng chế phẩm BIO - ADP nhằm diệt bào tử nấm đúng cách là biện pháp quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định; không trông chờ vào thuốc đặc trị và không sử dụng các loại thuốc đang lưu hành không rõ nguồn gốc; phải thực hiện đồng loạt, đồng bộ và thường xuyên trong tất cả các vườn, không làm theo phong trào.

Cùng với biện pháp tuyên truyền, ngành chức năng và các địa phưpng cần nắm chắc, phân loại diện tích bị nhiễm bệnh trên từng địa bàn. Qua đó khoanh vùng và xử lý ngay những diện tích thanh long bị nhiễm nặng để khống chế kịp thời ổ dịch, không để lây lan.

Chỉ đạo, tổ chức ra quân làm vệ sinh vườn, chặt tỉa cành để ủ, thu gom tiêu hủy cành thanh long rpi vãi npi công cộng trên từng xã, từng thôn xóm. Yêu cầu đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn có trồng thanh long gưpng mẫu thực hiện biện pháp phòng trừ bệnh đốm nâu; đồng thời vận động những người khác làm theo. Phải thường xuyên nhắc nhở, phê bình những người không tích cực thực hiện và thực hiện không đúng các biện pháp phòng trừ.

Chỉ có sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các địa phưpng và chủ vườn thì việc phòng trừ bệnh đốm nâu mới đạt kết quả tốt.


Có thể bạn quan tâm

dac-san-cua-dong-mua-nuoc-noi-gia-cao-van-chay-hang Đặc sản cua đồng mùa… nhung-hinh-anh-ve-giong-dua-hau-trang-sao-doc-la Những hình ảnh về giống…