Tin thủy sản Sản lượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ năm 2016 giảm

Sản lượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ năm 2016 giảm

Tác giả Diệu Thúy - Theo FAO, ngày đăng 28/06/2017

Chất độc trong nước biển và dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung nhuyễn thể hai mảnh vỏ trong năm 2016. Mặc dù chưa có thống kê chính thức nhưng sản lượng của các nước sản xuất chính dự kiến giảm. Mức giá tăng cao. Nhu cầu về sản phẩm này trong mùa Giáng sinh mạnh ở khu vực Nam Âu. Tuy nhiên, tình hình thay đổi vào những tháng đầu năm 2017, do nhuyễn thể hai mảnh vỏ không phải là sản phẩm truyền thống trong dịp Tết của Trung Quốc.

Trong năm 2016, sự cố nhiễm độc ở nhuyễn thể hai mảnh vỏ đã ảnh hưởng đến các thị trường. Sự cố này bắt đầu từ một đợt thủy triều đỏ ở Chilê (được gọi là thủy triều đỏ là do màu nước biển có màu đỏ hoặc màu tím). Điều này cho thấy nước biển có độc tố, chất độc này có thể tích tụ trong các bộ lọc của loài như hàu và nghêu. Những con nhiễm khuẩn được chuẩn đoán bị ngộ độc Neurotoxic. Thủy triều đỏ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất vẹm ở phía Nam Chile trong giai đoạn tháng 6 đến tháng 8. Theo đó, việc khai thác nhuyễn thể hai mảnh vỏ đã bị cấm, gây thiệt hại kinh tế lớn cho các nhà sản xuất Chilê.

Vào tháng 9 và tháng 10/2016, các bờ biển của Mỹ đã chịu các đợt sóng chứa lượng chất độc cao chưa từng có. Vào cuối tháng 9, sản lượng vẹm và nghêu của Maine bị ảnh hưởng từ acid domoic. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử loại độc tố này xuất hiện ở bờ biển phía Đông, trong khi bờ Tây của Mỹ hiện tượng này khá phổ biến.

Ngoài độc tố và thủy triều đỏ là các vấn đề khá phổ biến khác mà ngành phải đối mặt trong nhiều thế kỷ qua, có ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Bệnh dịch hàu đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất ở Pháp vào 6 năm trước, kể từ đó, sản lượng vẫn ở mức thấp so với trước đây. Về lâu dài, axit hóa đại dương do biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Theo các nghiên cứu gần đây, axit hóa đại dương có thể làm vẹm tự nhiên tuyệt chủng.

Hàu

Năm 2016 là một năm sản xuất rất khó khăn đối với Pháp, nước nuôi hàu chính ở châu Âu. Ở một số khu vực, sản lượng hàu đã giảm đến 80% so với 6 năm trước. Kết quả là, giá hàu bán buôn đạt mức cao kỷ lục là 10 euro, so với mức dưới 6 euro trong năm 2008, khi sản lượng hàu giảm mạnh ở Pháp. Pháp vẫn là nước XK hàu chính ở EU, chủ yếu cung cấp cho các nước láng giềng. Hàu tiếp tục là mặt hàng xa xỉ, dù hiện nay mức giá tăng cao cũng không làm giảm nhu cầu về mặt hàng này. Mà ngược lại, nhu cầu có xu hướng tăng lên. Dù có những khó khăn như vậy, XK vẫn tăng 20% trong 9 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015.

Sò điệp

Tại Mỹ, tình hình khai thác sò điệp ở Đại Tây Dương có xu hướng lạc quan. Ước tính cho năm 2017, sản lượng khai thác sẽ đạt 21.500 tấn, tăng 18% so với năm 2016. Trong năm 2018, triển vọng thậm chí còn tốt hơn, như dự kiến ​​sản lượng sẽ đạt được 32.000 tấn, tăng 51% so với năm 2017. Với sự tăng trưởng về nguồn cung khá nhanh, mức giá dự kiến sẽ giảm, với tổng giá trị thu được khoảng 585 triệu USD vào năm 2017, tăng khoảng 12% so với năm 2016. Hầu hết sản lượng tăng thêm phục vụ nhu cầu trong nước. Một phần sản lượng để XK với Pháp là thị trường NK chính.

Tình hình thương mại sò điệp giảm nhẹ trong 9 tháng đầu năm 2016, chủ yếu là do NK của Trung Quốc và Pháp giảm. Mặc dù NK giảm (tổng 37.400 tấn, giảm từ 51.000 tấn trong 9 tháng đầu năm 2015), Trung Quốc vẫn tiếp tục là nước NK sò điệp chính trên thế giới, chủ yếu ở dạng đông lạnh từ Nhật Bản. Khoảng 96% lượng hàng NK sò điệp của Trung Quốc là từ Nhật Bản. Mỹ là thị trường NK sò điệp lớn thứ hai, mặc dù sản lượng khai thác trong nước lớn, với khoảng 18.700 tấn NK trong 9 tháng đầu năm 2016, tăng 20% ​​so với cùng kỳ năm 2015.

Vẹm

Chilê là một trong những nước sản xuất vẹm lớn nhất trên thế giới. Hiện tượng thủy triều đỏ như đã gây ra những khó khăn lớn cho ngành trong năm 2016. Khai thác vẹm phải ngưng hoạt động gần một tháng trong mùa đông năm 2016 tại Chile. Tổng sản lượng vẹm trong 9 tháng đầu năm 2016 đạt 230.000 tấn, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2015. Chilê XK gần như toàn bộ sản lượng khai thác, từ 65.000 đến 70.000 tấn/năm.

Tây Ban Nha vẫn là nhà NK vẹm đông lạnh chính từ Chilê, nhưng trong những năm gần đây, Chilê đã mở rộng thị trường XK, với Mỹ, Pháp và Italy là các nhà NK vẹm lớn của Chile. Việc giảm sản xuất trong năm 2016 rõ ràng ảnh hưởng đến XK, làm XK giảm. Do đó, XK của Chile sang Tây Ban Nha theo đó cũng giảm. Tổng XK vẹm của Chilê vào Tây Ban Nha trong 9 tháng đầu năm 2016 là 10.500 tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2015. Do đó, thị phần của Chilê ở Tây Ban Nha đã giảm từ 66% xuống còn 57%.

Nghêu

Giá giữa nghêu nuôi và nghêu khai thác tự nhiên có sự chênh lệch đáng kể, với phần lớn nguồn nghêu hiện nay là từ nuôi trồng thuỷ sản. Tunisia là một trong những nước cung cấp nghêu khai thác tự nhiên chính đến thị trường Italy. Trong mùa Giáng sinh, khi nghêu là một phần không thể thiếu trong các món ăn truyền thống của Italy, giá nghêu khai thác tự nhiên có thể đạt đến 24 euro/kg, trong khi nghêu nuôi có mức giá khoảng 5 euro/kg.


Có thể bạn quan tâm

xuat-khau-thuy-san-an-do-tom-dong-lanh-chiem-ty-trong-lon-nhat Xuất khẩu thủy sản Ấn… thay-doi-tu-duy-xuat-khau-ca-tra-sang-eu-tang-gia-tang-chat-luong Thay đổi tư duy xuất…