Tôm thẻ chân trắng Sáng tạo trong mô hình tôm lúa

Sáng tạo trong mô hình tôm lúa

Ngày đăng 04/09/2015

Hướng đi đúng

Khi chuyển dịch từ nuôi tôm – lúa quảng canh cải tiến bằng việc chia nhỏ các vuông tôm để chăm sóc và quản lý; đến nay, vụ lúa trên đất nuôi tôm của ông Hùng luôn thành công.

Không ngừng học hỏi kinh nghiệm trong các cuộc hội thảo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật từ các nhà khoa học, kết hợp với kinh nghiệm nhiều năm qua. Ông Hùng cho biết, từ khi thực hiện cách sên bùn lên mặt ruộng sau đó phơi và rửa mặn liên tục 20 ngày, quá trình cải tạo này kết quả cây lúa luôn phát triển tốt và cho năng suất cao trên 20 giạ/công mỗi năm cho dù thời tiết thay đổi thế nào cũng không ảnh hưởng. Năm 2011 do không có điều kiện sên bùn lên mặt ruộng nên lúa sinh rong nhiều và lụi dần, 1 ha ông chỉ thu về vài giạ lúa khô.

Ngoài cách làm tăng năng suất cho cây lúa, năm 2012 ông Hùng chuyển mô hình nuôi tôm truyền thống sang quảng canh cải tiến. Nhưng với ông thực hiện mô hình này bằng cách từ 1 ha đất vừa sản xuất 1 vụ lúa và nuôi tôm trên ông đào phân ra thành 3 khu nuôi riêng biệt và đủ kết cấu một quy trình nuôi (có ao vèo, ao nuôi, ao xả thải). Thu hoạch xong vụ lúa, tiến hành phơi đất, cấp nước; Tiếp đó, chuyển tôm đã được vèo vào ao nuôi. Với cách làm này, ông Hùng khẳng định hiệu quả.

Vụ nuôi 2012 vừa qua, ông Hùng thu hoạch trên 70 triệu đồng, so với nuôi quảng canh truyền thống thì tăng trên 30 triệu đồng. Do chia nhỏ diện tích thành từng ô như mô hình nuôi tôm công nghiệp; từ đó việc chăm sóc, cho ăn và quản lý các yếu tố môi trường luôn thuận lợi cho tôm phát triển tốt.

Cần được nhân rộng

Với cách làm như trên, vào thời điểm trái vụ nuôi nhưng tôm của ông Hùng vẫn sinh trưởng và phát triển tốt; sau 3 tháng nuôi tôm đạt trọng lượng 25 – 40 con/kg. Tôm mau lớn do môi trường ao nuôi thuận lợi; đặc biệt hệ thống kênh mương sâu và rộng cùng với trồng 1 vụ lúa làm cho môi trường ao nuôi giàu dinh dưỡng, trồng lúa cắt được vụ tôm nên dịch bệnh trên loại hình này không xuất hiện cho đến nay. Do sên vét bùn mỗi năm nên nền đáy kênh mương luôn sạch cho tôm lưu trú và phát triển.

Ngoài mô hình trồng lúa kết hợp nuôi tôm, ông Hùng còn tận dụng nuôi cá bống tượng, từ 2 ao cá bống tượng mỗi năm ông thu hoạch trên 30 triệu đồng; Cùng đó, ông còn tận dụng diện tích bờ vuông trồng màu (như bí đỏ) mỗi vụ thu về trên 6 triệu đồng.

Trước kết quả lao động sản xuất, sáng tạo cách làm hiệu quả trong nhiều năm qua, ông Hùng được Hội Nông dân huyện tặng danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trong nhiều năm.

Ông Dương Công Thành, Phó Chi hội trưởng Chi hội Hội Nông dân ấp, tổ trưởng tổ hợp tác 20/11 – nuôi tôm quảng canh cải tiến nhận định, cách làm của ông Hùng so với nhiều nhiều hộ trong ấp là cách làm hiệu quả nhất và đứng đầu về năng suất lúa và tôm. Việc phân ô để nuôi tôm giúp hạn chế được mầm bệnh lây lan, cách làm này của ông Hùng năm nay, được nhiều hộ trong ấp học hỏi làm theo.

Không riêng huyện Cái Nước, nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đã và đang áp dụng, phát triển mô hình này, với nhiều tên gọi khác nhau: Câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao… Tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình có khoảng 30 ha với 30 hộ dân tham gia; được đầu tư 100% con giống, 30% thức ăn và các chế phẩm sinh học, tổng kinh phí hỗ trợ gần 500 triệu đồng; dự án đã mang lại hiệu quả tích cực, nhiều hộ đạt lợi nhuận 40 – 80 triệu đồng/ha, có hộ đạt gần 200 triệu đồng/ha/năm.

Thành công từ mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến khẳng định rằng khi người nông dân biết ứng dụng khoa học – kỹ thuật sẽ giảm được rất nhiều rủi ro trong sản xuất cũng như bảo vệ môi trường và tạo ra sản phẩm chất lượng cao.

Tags: sang tao mo hinh tom lua, nuoi tom, trong lua, nong nghiep, thuy san, tom lua


Có thể bạn quan tâm

lan-loi-mo-huong-cho-ca-chinh Lặn lội mở hướng cho… 2-tom-1-lua 2 tôm 1 lúa