Mô hình kinh tế Siêu thị ngoại ép nhà cung cấp thủy sản Việt

Siêu thị ngoại ép nhà cung cấp thủy sản Việt

Ngày đăng 10/11/2015

Tuy nhiên, để có mặt và trụ lại tại các siêu thị thì thì điều kiện không dễ dàng gì.

Hàng năm, các siêu thị liên tục đòi tăng mức chiết khấu và ép buộc nhiều khoản chi phí “có tên” hay “không tên” trong thỏa thuận thương mại, thậm chí đến cuối năm 2015, nhiều DN trong Câu lạc bộ DN cung cấp hàng thủy sản cho thị trường nội địa (CLB hàng nội địa VASEP) phản ánh, một siêu thị bán lẻ nước ngoài còn đòi điều chỉnh điều khoản mà chính siêu thị này đã ký từ đầu năm là: hạ tỷ lệ doanh thu để được thưởng!

Theo quy hoạch của Bộ Công Thương, lĩnh vực bán lẻ sẽ tăng trưởng bình quân 19 - 20%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015 và 20 - 21%/năm từ năm 2016 đến năm 2020.

Dự kiến, năm 2020 cả nước sẽ có khoảng 1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại.

Mặc dù, số lượng các siêu thị, trung tâm thương mại đang “mọc lên như nấm” sau Hiệp định TPP, nhưng để sản phẩm thủy sản có mặt tại đây, các nhà cung cấp buộc phải chấp nhận nhiều khoản, trong đó với mức chiết khấu mỗi năm một cao.

Tại Hội nghị CLB Doanh nghiệp cung cấp hàng nội địa VASEP tổ chức vào tháng 10/2015, nhiều DN cho biết, trong các năm qua, khó khăn của các DN trong việc phát triển phân phối thủy sản đông lạnh tại thị trường trong nước là mức chiết khấu cho các hệ thống siêu thị rất caovà đều tăng hàng năm, doanh nghiệp nào không chấp nhận thì bị dọa cắt hợp đồng cung cấp hàng.

Đối với các siêu thị trong nước mức chiết khấu vẫn ở mức dễ chịu, cao nhất là 10%, nhưng đối với các siêu thị nước ngoài, mức chiết khấu còn cao hơn nhiều, từ 10% trở lên, thậm chí lên tới 25%/doanh thu.

Hơn nữa, có những khoản chiết khấu tại các siêu thị nước ngoài mới nghe đã thấy vô lý như: Chi phí tháng cho thương lượng chung; Chi phí tháng tập hợp đơn hàng; Chi phí tháng cho tối ưu hóa phân phối sản phẩmtrong mạng lưới các cửa hàng; Chi phí cho việc dùng thử sản phẩm (mặc dù doanh nghiệp đã có chương trình với chi phí riêng)… mỗi khoản chiết khấu cũng 1 - 2% tương đương với số tiền 1 - 2 trăm triệu (nếu doanh số của doanh nghiệp 10 tỷ/năm).

Cứ mỗi năm lại xuất hiện thêm 1 vài khoản chiết khấu “trời ơi” mới với những cái tên nghe rất “mỹ miều” từ “trên trời rơi xuống”.

Mới đây, một số siêu thị nước ngoài gửi đề nghị tới các DN thủy sản tăng mức chiết khấu từ 0,75 - 1,2% bổ sung cho hợp đồng đã ký năm 2015, điều này bất hợp lý gây bức xúc cho các DN vì việc tăng mứcchiết khấu này sẽ làm cho giá bán tăng theo.

Hiện nay các siêu thị thường xây dựng biểu giá bán lẻ cao hơn từ 20 - 35% so với giá bán của nhà cung cấp, cùng với việc “đè” doanh nghiệp để “lấy thêm” phần chiết khấu 10 - 25% đã làm cho giá bán của nhiều loại sản phẩm thủy sản bày bán trong siêu thị cao hơn so với các kênh bán lẻ, phân phối khác như: chợ, đại lý và người tiêu dùng cuối cùng chính là người phải trả khoản chênh lệch này.

Theo phản ánh của một số DN cung cấp hàng cho siêu thị Big C,năm 2014 siêu thị này còn đề nghị giảm mức doanh số để đạt được tỷ lệ chiết khấu.

Cụ thể như: nếu năm 2013, doanh số bán hàng bậc 1 đạt 10 tỷ đồng thì sang năm 2014, siêu thị này đề nghị doanh số bán đạt 8,5 tỷ đồng sẽ được hưởng tỷ lệ chiết khấu là 1,5%.

Tương tự, nếu doanh số bán hàng đạt 9,5 tỷ USD được siêu thị sẽ được hưởng mức chiết khấu 2% so với mức doanh số cũ là 11 tỷ đồng.

Ngoài ra, các siêu thị còn đưa ra nhiều yêu sách đối với nhà cung cấp, đồng thời đề nghị tăng mức chi phí hỗ trợ các hoạt động thường xuyên như: hỗ trợ cho lễ hội khách hàng/1 cửa hàng tăng từ 6,2 triệu đồng (năm 2013) lên 7 triệu đồng (năm 2014); hỗ trợ sinh nhật/1 cửa hàng từ 2,5 triệu (2013) lên 3 triệu (năm 2014), hỗ trợ khai trương siêu thị mới cũng tăng từ 0,5% (năm 2013) lên 1% (năm 2014).

Từ năm ngoái, chi phí tháng cho việc tham gia chương trình khuyến mãi hay catalogue đã tăng lên 4 - 5% so với mức cũ là 3,65% trong năm 2013, chi phí cho thương lượng chung cũng tăng từ 2% lên 3%, chi phí hàng tháng cho vận chuyển cũng tăng từ 3% lên 6%.

Ngoài việc tăng mức chiết khấu thì năm nay, một số siêu thị đòi các nhà cung cấp phải hạ mức doanh thu để được thưởng năm.

Ví dụ, theo hợp đồng đã ký, để được thưởng, doanh số bán bậc 1 của siêu thị đạt5 tỷ/năm sẽ được thưởng 2%.

Tuy nhiên đến quý III, siêu thị tính toán sẽ không đạt được mức doanh thuđó nên đòi doanh số bán bậc 1 là 4 tỷ để được nhận thưởng 2%.

Tuy nhiên đến quý III, nhiều siêu thị tính toán sẽ không đạt được mức doanh thu đó nên đòi hạ tỷ lệ để được nhận thưởng.

Với nhiều điều khoản bắt buộc nhà cung cấp phải đặt bút ký để được “vào cửa”, liên tục tăng tỷ lệ chiết khấu, kéo dài hoặc trì hoãn thời gian thanh toán tiền hàng, chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp hay phải chấp nhận nhiều loại chi phí mà đáng lý siêu thị phải tự bỏ để vận hành thì nhà cung cấp phải gánh.

Hiện nay, một số hệ thống siêu thị Việt Nam, trong đó có siêu thị Co.opmart đã và đang cam kết giữ ổn định mức chiết khấu ở mức “dễ thở” cho các nhà cung cấp.

Tất cả thành viên CLB hàng nội địa VASEP đều ủng hộ và hoan nghênh việc Co.opmart đã cùng các nhà cung cấp hàng thủy sản giữ ổn định giá thị trường trong nước đồng thời hỗ trợ và ưu tiên thực phẩm Việt.


Có thể bạn quan tâm

ty-phu-dat-co-do-tiet-lo-bi-quyet-phong-tri-benh-cho-vit-troi Tỷ phú đất cố đô… hoi-thao-mo-hinh-uong-duong-giong-tom-the-chan-trang Hội thảo mô hình ương…