Tôm thẻ chân trắng Sử dụng chế phẩm vi sinh hiệu quả

Sử dụng chế phẩm vi sinh hiệu quả

Ngày đăng 30/09/2015

Bản chất của CPVS

Là các chế phẩm có nguồn gốc từ vi sinh vật hữu ích, được tạo ra bằng con đường sinh học, rất đa dạng với nhiều tên thương mại khác nhau. Chúng gồm hai loại: loại xử lý môi trường và loại trộn vào thức ăn.

Thành phần của CPVS rất đa dạng, có thể chứa chỉ một loài hay rất nhiều loài vi khuẩn, có thể bổ sung thêm các men phân giải hữu cơ, các vitamin hay các chất chiết xuất sinh học… CPVS thường được tạo nên từ 3 thành phần:

- Các chủng vi khuẩn có lợi, có thể tham gia sử dụng và phân hủy các hợp chất hữu cơ như: Bacillus sp., Nitrobacter sp., Nitrosomonas sp., Clostridium sp, Cellulomonas sp, Lactobacillus sp, L.acidophillus, L.casei, L.rhamnosus, L.bulgaricus, Streptococcus sp., Sacharomyces sp

- Các loại enzyme hữu cơ, xúc tác cho quá trình phân hủy của các vi sinh vật như: Protease, Lypase, Amyllase, Chitinnase…

- Các chất dinh dưỡng sinh học để kích hoạt sinh trưởng ban đầu hệ vi khuẩn có lợi.

Công dụng của CPVS

CPVS được sử dụng để phân hủy các hợp chất hữu cơ như thức ăn thừa, phân tôm, xác chết của tảo và sinh vật trong ao…, làm cho đáy ao và chất lượng nước tốt hơn, hạn chế ô nhiễm nước.

Các vi khuẩn có trong CPVS sẽ chuyển hóa các khí độc trong nước thành dạng không độc (như vi khuẩn  Nitrosomonas spp chuyển hóa NH3 thành NO2 và Nitrobacter spp; chuyển hóa NO2 thành NO3, Rhodobacter spp; và Rhodococcus spp có khả năng làm giảm H2S trong bùn đáy ao…).

Ngoài ra, sự phát triển mạnh của các vi khuẩn có lợi sẽ cạnh tranh, chiếm chỗ và át chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.

CPVS còn có thể ổn định sự phát triển của tảo từ các sản phẩm như CO2 và các loại muối dinh dưỡng thông qua hoạt động phân hủy của các vi khuẩn, đồng thời kìm hãm tảo đáy phát triển.

CPVS trộn vào thức ăn, khi vào cơ thể tôm, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp tôm hấp thụ tối đa thức ăn, đồng thời phát triển mạnh hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường ruột.

Cách sử dụng hiệu quả

Để sử dụng hiệu quả CPVS trong nuôi tôm, cần phải thực hiện các biện pháp sau:

Do vòng đời của vi khuẩn trong chế phẩm vi sinh ngắn (7 – 10 ngày) nên muốn duy trì được hệ vi khuẩn có lợi trong ao nuôi để kìm hãm vi khuẩn gây bệnh chuyển hóa khí độc và phân hủy mùn bã hữu cơ thì phải bón CPVS định kỳ cho ao nuôi (7 – 12 ngày/lần).

Cần ổn định các yếu tố môi trường để tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong CPVS sinh trưởng, sinh sản và phát triển.

Tùy theo thành phần CPVS mà hoạt động sống, sinh sản của chúng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn, pH, ánh sáng, hóa chất, kháng sinh).

Nhiệt độ càng cao (trong khoảng thích hợp) thì tốc độ phân hủy của vi sinh càng nhanh

. Nhiệt độ thích hợp của hầu hết các vi sinh vật từ 26 – 300C, khi nhiệt độ hạ (< 180C) tỷ lệ sinh trưởng sẽ giảm 50%. NitrosomonasNitrobacter là hai vi khuẩn mẫn cảm ánh sáng, đặc biệt ánh sáng màu xanh dương và tím.

Độ pH thích hợp cho Nitrosomonas từ 7,8 – 8 và Nitrobacter 7,3 – 7,5. Nitrobacter sẽ tăng trưởng chậm hơn ở pH cao tại các ao nuôi có độ mặn cao.

Cần chọn loại CPVS có tính năng phù hợp mục đích sử dụng, như CPVS chứa vi khuẩn Bacillus, Pseudomonas tham gia chuyển hóa các chất hữu cơ thành CO2 và nước, nhóm NitrosomonasNitrobacter chuyển các chất độc hại như NH3, NO2 thành chất không độc NO3-.

Vi khuẩn Nitrosomonas thường sống ở bùn đáy ao và chỉ tồn tại được một thời gian ngắn trong nước nhờ chất dự trữ trong tế bào, khi chất này hết chúng sẽ chết.

Đa số các nhóm vi khuẩn trong CPVS khi bón vào nước đều chịu ảnh hưởng bởi ôxy hòa tan, do vậy cần cung cấp đủ và duy trì hàm lượng ôxy trong nước (> 4mg/l) giúp chúng sinh trưởng và phát triển tốt. 

Không nên bón CPVS khi đang dùng hóa chất (BKC, thuốc tím, Chlorine, Iodine…) khử trùng nước và không trộn men vi sinh cho tôm ăn khi đang điều trị bằng thuốc kháng sinh, bởi các hóa chất và kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn làm giảm hiệu quả của CPVS.

>> Cơ chế tác động vi sinh vật của CPVS trong ao nuôi tôm được thể hiện như sau:

Sản sinh ra vi khuẩn có lợi ức chế vi khuẩn có hại, cạnh tranh chất sắt, thức ăn và nơi cư trú với vi khuẩn có hại. Tăng cường các phản ứng miễn dịch đối với tôm nuôi, ổn định sự phát triển của tảo và cải thiện chất lượng nước.

Tags: con tom, nuoi tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ao nuoi tom, che pham sinh hoc, tom giong, men vi sinh, men tieu hoa


Có thể bạn quan tâm

phoi-kho-day-ao-rai-voi-qua-trinh-khu-trung-trong-cac-ao-nuoi-tom-ban-tham-canh Phơi khô đáy ao, rải… loai-nuoi-quy-mo-ao-nuoi-xac-dinh-phuong-phap-suc-khi Loài nuôi, quy mô ao…