Tác động của tuổi đẻ lần đầu tới sinh sản, sản xuất sữa… ở bò
Salazar-Carranza và CS (2014), đã nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi đẻ lần đâu (TĐLĐ) trên 46246 bò giống Holstein Cows ở Costa Rica giai đoạn 2000 -2010. Mô hình tuyến tính hỗn hợp được sử dụng. Tác động của TĐLĐ đã được điều chỉnh theo vùng sinh thái, mùa sinh, năm sinh, chỉ số cận huyết, kiểu sinh đẻ và thứ lứa đẻ. TĐLĐ là 30,7 tháng với độ lệch chuẩn là 6,8 tháng. Sản lượng sữa trung bình trong chu kỳ đầu là 5188,0 kg và 305 ngày là 5288 kg. Năng suất sữa 305 ngày của các nhóm bò có TĐLĐ dưới 26 tháng, 26,0 – 33,6 tháng , sản xuất thấp hơn -354,8 (sác xuất P <0.0001) và -105,6 kg (sác xuất P = 0.0117), so với bò đẻ trên 33,6 tháng.
Các nghiên cứu về bò Holstein được thực hiện ở Ý, Mỹ và Peru chứng minh rằng bò đẻ ở tuổi trẻ có sản lượng sữa thấp hơn trong lứa đầu, tuy nhiên tổng sản lượng sữa mỗi ngày và năng suất cả đời của chúng lớn hơn đáng kể so với những con đẻ lần đầu ở tuổi muộn (Pirlo và CS (2000).
Đối với bò Holstein ở Hoa Kỳ, kết quả nghiên về vấn đề này khác nhau. Thí dụ như Gardner và CS (1988) nhận thấy tăng TĐLĐ có tác động tăng, còn Ettema và CS (2004) lại thấy chiều hướng ngược lại khi TĐLĐ giảm từ 24,7 tháng xuống 21,9 tháng đối với năng suất sữa chu kỳ 1.
Năng suất sữa bị tác động từ mức thể trọng lúc đẻ đầu, mức tăng trọng trước dậy thì và TĐLĐ
Đặc tính sinh học liên quan đến sự tương tác giữa giảm tuổi đẻ lần đầu và sản lượng sữa chu ký 1 thật khó xác định và định lượng. Lý do thực tế rằng việc giảm tuổi đẻ lần đầu thường kết hợp với sự tăng trọng ngày trước tuổi dậy thì và / hoặc giảm trọng lượng cơ thể ở bê, cả hai đã được chứng minh gây ảnh hưởng đến năng suất sữa tương lai.
Khối lượng cơ thể lúc sinh bê có tương quan thuận với sản lượng sữa chu kỳ đầu tiên (Keown và Everett, 1986, Moore et al., 1991; Văn Amburgh et al., 1998). Cả hai Keown và Everett (1986) và Van Amburgh et al. (1998) cho rằng khối lượng cơ thể lúc đẻ lần đầu là 1.210 lbs (550 kg) là tối ưu để đạt được năng suất sữa cao ở chu kỳ 1 ở bò Holstein Mỹ. Trong thực tế, Van Amburgh et al., (1998) báo cáo không thấy tác động của tuổi đẻ lần đầu hoặc tăng trọng trước tuổi dậy thì đến sản lượng sữa chu kỳ đầu khi sự biến động (variation) của sản lượng sữa kết hợp với khối lượng cơ thế sau đẻ đã được loại trừ bằng phương pháp phân tích đồng biến (covariance analysis).
Tác động của nâng cao tăng trọng trước tuổi dậy thì đến sản lượng sữa lứa đầu tiên ở bò Holstein không được xác định rõ. Có nhiều số liệu mô tả ảnh hưởng tiêu cực của việc tiêu thụ năng lượng quá mức giai đoạn và tăng trọng hàng ngày tăng trước tuổi dậy thì đến sản lượng sữa chu kỳ 1 ở giống bò Đan Mạch nhỏ con hơn (xem Sejrsen và Purup, 1997). Thời gian tiêu thụ năng lượng quá mức được cho là gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng sữa đầu tiên là giữa 3 tháng tuổi và tuổi dậy thì. Sejrsen và Purup (1997) đề xuất mức tăng trọng trung bình hàng ngày quá 0,88 – 1,32 và 1,54 lbs (~ 0,4 – 0,6 và 0,7 kg) - tương ứng cho giống bò Jerseys, bò đỏ Đan Mạch, và Friesians Đan Mạch, sẽ làm giảm sản lượng sữa chu kỳ đầu. Trên giống bò Holstein Mỹ, Radcliff et al. (2000) và Lammers et al. (1999) nhận thấy năng suất sữa lứa đầu giảm 5 và 13% ở bò có mức tăng trọng trước tuổi dậy thì quá 2.2 lbs/ngày (1kg) so mức 1,69 và 1,56 lbs (0,77 và 0,71 kg). Radcliff et al., (2000) thấy tuổi đẻ lần đầu giảm từ 23,6 xuống 20,7 tháng còn Lammers et al., (1999) nhận thấy tuổi này trung bình là 22,8 tháng chẳng có tác động gì. Ngược với các báo cáo trước, Waldo et al. (1998) quan sát thấy không ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng sữa chu kỳ đầu của bò Holstein Mỹ có mức tăng trọng 2,18 lbs và 1,72 lbs / ngày (0,989 và 0,780 kg). Tuổi đẻ lứa đầu tiên trong nghiên cứu này trung bình là 24 tháng mà không chịu sự tác dụng của mức tăng trọng trước tuổi dậy thì. Các tác giả này (Waldo et al., 1998) giả thiết rằng bò Holstein Mỹ có thể có trọng lượng trưởng thành cao hơn so với các giống Đan Mạch mà Sejrsen và Purup (1997) nghiên cứu nên chúng ít nhạy cảm với mức tăng trọng cao hơn. Các nghiên cứu đã chỉ rõ rằng sự tích lũy mỡ ở các giống bò thành dục sớm (loại bò nhỏ khung) phản ứng tốt hơn với chế độ dinh dưỡng tốt hơn so với các giống bò thành dục muộn hơn (Fortin et al, 1980;. Old và Garrett, 1987). Vì vậy, giống Đan Mạch béo phì hơn bò Holstein Mỹ ở mức tăng trọng tương tự. Sự khác biệt này khiến trong quá trình sinh đẻ bò nhỏ con có thể chịu tiêu cực về sức khỏe và hiệu quả cho sữa (Fronk et al, 1980. Boisclair, et al., 1987).
Ảnh hưởng của việc giảm tuổi đẻ lần đầu đến sản lượng sữa chu kỳ đầu ở bò Holstein Mỹ khá khác nhau qua các tư liệu đã được công bố. Một số đã quan sát thấy không có ảnh hưởng xấu (Gardner et al., 1988), trong khi những người khác lại thấy là có (Lin et al, 1986;. Van Amburgh et al, 1998;. Radcliff et al, 2000;. Ettema và Santos, 2004). Năng suất sữa chu kỳ sữa thứ hai và cao hơn không bị ảnh hưởng bởi giảm tuổi đẻ đầu tiên (Lin et al.,1986; Gardner et al., 1988, Van Amburgh et al., 1998). Trong thực tế, Lin et al., (1988) thấy rằng năng suất sữa cả đời bò và trung bình mỗi năm cao hơn ở bò đẻ đầu lúc 23 tháng tuổi so với nhóm bò đẻ lúc 26 tháng tuổi. Các nghiên cứu gần đây (Gardner et al, 1988;. Lin et al, 1988;.. Hoffman et al, năm 1996; Bar-Peled et al., 1997; Văn Amburgh et al., 1998; Radcliff et al., 2000; Vicini et al., 2003a, 2003b; Ettema et al., 2004) cho thấy rằng việc giảm tuổi đẻ đầu tiên trung bình từ 24,7 xuống 21,9 làm giảm 4,8% sữa ở chu chu kỳ đầu. Trong những nghiên cứu này, tuổi đẻ lần đầu đã được giảm một mình nó hoặc kết hợp với giảm tăng trọng trước tuổi dậy thì.
Sức khỏe, sinh sản và khả năng tồn tại của bò tơ bị ảnh hương bởi TĐLĐ
Gardner et al. (1988) nuôi 443 bò Holsteins Mỹ từ 6 tuần tuổi đến lúc phối giống có thể trọng 748 lbs (~340 kg) với hai mức năng lượng tăng để đạt tăng trọng là 1.96 lbs ~ 0,9 kg/ngày và hạn chế có mức tăng trọng 1.74 lbs ~ 0,8 kg/ngày. Kết quả là nhóm ăn nhiều năng lượng có tuổi phối giống sớm và đẻ sớm hơn: 22.4 tháng so với nhóm kia là 24.6 tháng. Tăng trọng trước dậy thì và tuổi đẻ đầu tiên không tác động tới năng suất chu kỳ 1 và 6 chu kỳ tiếp theo. Mức đẻ khó cũng không khác nhau đáng kể giữa 2 nhóm. Tỉ lệ sống qua các chu kỳ 1 đến 7 là 100, 73, 46, 29, 18, 6, và 2%, không khác nhau giữa hai nhóm bò. Loại thải sau chu kỳ sữa 7 với các loại nguyên nhân cũng tương tự (sinh sản, viêm vú, chết, năng suất thấp, sinh sản & năng suất thấp, bệnh khác viêm vú, què), không ảnh hưởng bởi mức tăng trọng trước dậy thì cũng như tuổi đẻ ban đầu.
Ettema and Santos (2004) đánh giá ảnh hưởng thay đổi tuổi phối giống đến tuổi đẻ đàu tiên. 1933 bò hậu bị giống Holstein ở 3 trại bò thương mại California được nuôi giống nhau từ khi sinh đến lúc phối và sau đó được chia làm 3 theo tuổi đẻ đầu tiên. Tất cả có mức tăng trọng trước và sau dậy thì như nhau. Tuổi đẻ đầu 3 nhóm là 22,3 (n = 514), 23,7 (n = 917), và 25,9 (n = 474) tháng. Tổng sản lượng sữa 310 ngày là 22,779- 23,461 và 23,665 lbs (~ 10 332 – 10 642 và 10 7434 kg) cho 3 nhóm. Ti lệ có thai sau lần phối giống đầu tiên và số lần phối/ chửa là 27,9% – 3,27, 36,9% – 2,85 và 30,8% – 3,23 cho 3 nhóm có tuổi đẻ đầu tiên thấp, trung bình và cao. Sự sai khác giữa nhóm cao và thấp so với nhóm giữa có ý nghĩa về mặt thống kê. Khoảng thời gian chửa lại sau đẻ (day open) là 160, 9 – 148,6 và 154,5 tương ứng cho 3 nhóm, nhóm đầu khác hẳn nhóm giữa. Ngược lại điều này, tỉ lệ bò có chửa ở 310 ngày sau đẻ (DIM) là 80,6% và không khác nhau giữa các nhóm. Tỉ lệ sẩy thai là 10% và không chịu tác động của TĐLĐ. Khó khăn liên quan đến phối chửa ở bò đẻ tuổi sớm bắt nguồn từ nhu cầu năng lượng lớn hơn cho sinh trưởng gây nên ít năng lượng dành cho sinh sản so với bê hậu bị to con hơn và đẻ ở tuổi muộn hơn.
Đẻ khó ảnh hưởng xấu rõ nét đến sức khỏe, sinh sản và tuổi sống của bò đẻ lứa 1 (Erb et al., 1985). Hơn nữa, tầm vóc, chứ không phải là TĐLĐ, tương quan với tỉ lệ đẻ khó (Thompson et al., 1983). Củng cố kết quả nảy, Ettema and Santos (2004) không phát hiện ảnh hưởng của TĐLĐ đến chỉ số khó đẻ. Điều này nói lên rằng thể trọng thấp nhất lúc đẻ (1254 lbs ~ 570 kg, ở nhóm có TĐLĐ thấp) đủ đảm bảo đẻ dễ. Điều lưu ý rằng Ettema và Santos (2004) ước tính thể trọng bò chửa qua vòng ngực được đo bằng thước dây ở những con bò Holstein thí nghiệm này. Đồng ý với phát hiện của Erb et al., (1985), Ettema và Santos (2004) ở tất cả các nhóm thí nghiệm về TĐLĐ những bò cái cần sự hỗ trợ (đẻ) vật lý có tỉ lệ chết (4%) cao hơn bò không đẻ khó (2,7%). Với những thực tế này và thực tế nữa là đẻ khó thường xuyên liên đới với thể trọng không đủ lúc đẻ, thì điều rõ ràng là thể trọng lúc đẻ có tác động sâu sắc tầm dàì hạn bị ảnh hưởng bởi TĐLD trong nghiên cứu của Ettema và Santos (2004).
Các vấn đề sức khỏe (và tỉ lệ trung bình ở tất cả 3 nhóm TĐLĐ) gồm sót nhau (retained placental membrane) 3,3%, dạ múi khế lệch trái (left displaced abomasum) : 2,9%, đau chân: 15% và viêm vú: 19,4%. TĐLĐ không ảnh hưởng đến các chỉ số sức khỏe này. Cũng vậy, TĐLĐ không ảnh hưởng đến tỉ lệ loại thải sau đẻ (17,6%) hoặc tỉ lệ chết (3,9%).
Các tác giả trên, tuy vậy, đã thấy một xu hướng là bò đẻ sớm chết sớm hơn so với đẻ muộn (23,3 ngày và 77,7 ngày). Tuy vậy tỉ lệ bò hậu bị chết hoặc bị bán trước 310 ngày sau đẻ (DIM) trung bình là 21,7% và giống nhau ở cả 3 nhóm. Thêm nữa, khoảng thời gian từ đẻ đến lúc rời khổ đàn trung bình lag 255 ngày và không ảnh hưởng bởi TĐLĐ.
Đồng ý với số liệu của Thompson et al. (1983), Gardner et al. (1988) và Ettema và Santos (2004), Simerl et al. (1992) thấy rằng không có ảnh hướng của TĐLĐ đến khả năng sống của bê hậu bị đẻ lần đầu ở chu kỳ sữa thứ 2 đối với 1144 bò Holstein. Tổng kết lại, ta thấy các kết quả nghiên cứu khẳng định rằng bê hậu bị đẻ ở 22 tháng tuổi với khối lượng cơ thể sau đẻ khả năng tồn tại (stayability) trong đàn là giống như bê đẻ muộn hơn. Hơn nữa ảnh hưởng tiêu cực của bê đẻ dưới thể trọng là rõ và không thể phớt lờ.
Hiệu quả kinh tế việc nâng mức tăng trọng trước dậy thì và giảm TĐLĐ
Vấn đề kinh tế liên quan đến với việc giảm TĐLĐ luôn là một đề tài tranh cãi. Với giả thiết là tăng trọng trước dậy thì có ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất chu kỳ 1, St-Pierre (2002) đã phân tích số liệu từ 3 nghiên cứu (Van Amburgh et al., 1998; Lammers et al., 1999; và Radcliff et al., 2000) để xác định tăng trọng trước dậy thì tối ưu về kinh tế đối với bò Holstein. Để đánh giá ảnh hưởng của bò tơ mới đẻ ở tuổi thấp, St-Pierre đã cân nhắc giá trị hiện tại thuần (net present value) hoặc giá trị thời gian của tiền (time value of money) “1 USD sau 5 năm không đáng giá bây giờ). Ông này cho là tăng trọng hàng ngày trước động dục và TĐLĐ tối ưu là 1,98-2,42 lbs/ngày (0,9 – 1,1 kg /ngày) và 22,4 – 20,6 tháng.
Ettema và Santos (2004) đã tiến hành phân tích kinh tế của nghiên cứu về TĐLĐ đã được thảo luận ở trên. Như đã nói, trung bình TĐLĐ (và sản lượng sữa 310 ngày) đối với ba nhóm, kết quả là 22,3 tháng (22.779 lbs), 23,7 tháng (23.461lbs), và 25,9 tháng (23.665 lbs) tương ứng cho các nhóm TĐLĐ thấp, trung bình, và cao. Chi phí nuôi cho cho các nhóm có TĐLĐ trung bình và cao là 40,34 USD và 107,89 USD, nhiều hơn so với nhóm TĐLĐ thấp. Thu nhập từ mỗi nhóm TĐLĐ đã được điều chỉnh theo chi phí nuôi, thức ăn ước tính cho tăng sản lượng sữa, thai chết lưu, bệnh tật, thời gian đẻ đến chứa lại, loại thải, tỷ lệ chết, chi phí lao động và giá trị của sữa và bê được sản xuất/đẻ ra cũng như giá trị của một con bò ở cuối thời gian nghiên cứu dài 310 ngày. Thu nhập được điều chỉnh như trên ở các nhóm TĐLĐ trung bình và cao nhiều hơn nhóm TĐLĐ thấp tương ứng là 119,73 USD và 9,08 USD. Những giá trị này không khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, các tác giả (Ettema và Santos, 2004) đã không xem xét giá trị hiện tại ròng của tiền trong phân tích như St-Pierre (2002) đã làm. Nếu điều này được xem xét, thì lợi thế về kinh tế thuộc nhóm TĐLĐ thấp.
Kết luận
Các lợi thế chính của việc giảm TĐLĐ bao gồm việc giảm chi phí nuôi cũng như giảm thời gian. Những bất lợi chính là nó thường kết hợp với việc giảm sản lượng sữa chu kỳ đầu. Mặc dù vậy, các chu kỳ sau không bị ảnh hưởng và trung bình mỗi năm trong cả đời là thường tăng. Ngoài ra, khả năng trụ lại trong đàn và sức khỏe không bị ảnh hưởng nếu bò có trọng lượng đảm bảo. Hầu hết các phân tích cho thấy lợi thế tài chính dành cho bê đẻ sớm. Hơn nữa, khi các giá trị thời gian tiền được xem xét trong phân tích này, giảm TDLD (~ 22 tháng) hình như đại diện cho quyết định quản lý mạnh nhất. Khi áp dụng những ý tưởng này ở trang trại, một chương trình dinh dưỡng và quản lý nhân giống hợp lý nên cho phép một con bò đẻ đầu tiên với trọng lượng ~ 1.210 lbs (550 kg) sau đẻ ở 22 tháng tuổi. NRC (2001) đề xuất khối lượng sau cai sữa = 82% cơ thể trưởng thành. Điều này có thể đạt được với mức tăng trọng trước tuổi dậy thì tối đa là 2 lbs (~0,91 kg)/ngày nếu áp dụng chương trình nuôi bê trước cai sữa truyền thống, hoặc 1.8 lbs (~0,815 kg) /ngày nếu áp dụng chương trình nuôi bê trước cai sữa thâm canh. Do có liên hệ rõ giữa thể trọng không đủ với tỉ lệ tử vong và mắc bệnh tăng ở bò hậu bị bê đẻ lần đầu, nên đạt được một thể trọng sau đẻ là cực kỳ quan trọng.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ