Tin nông nghiệp Tác dụng của silic đối với cây trồng

Tác dụng của silic đối với cây trồng

Tác giả PGS-TS Mai Quang Vinh, ngày đăng 26/08/2016

Cần bổ sung silic cho đất

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cũng như thực nghiệm sản xuất đều cho thấy, hầu hết đất trồng lúa ở nước ta bị thiếu silic dễ tiêu, loại trừ một số chân đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát, cát pha, các loại đất đồi.

Do đó, nếu bà con trồng mía, trồng dứa, trồng ngô đều cần phải bổ sung silic.

Vậy cây hút silic như thế nào?

Theo các nhà khoa học, cây hút silic dưới dạng SiO3, khi tính được quy đổi ra dạng % SiO2, tất cả các loại cây trồng đều cần đến silic.

Hiện nay trên thi trường có nhiều loại phân bón chứa silic, trong đó, phân lân nung chảy của Công ty cổ phần Phân lân Văn Điển đã trở thành thương hiệu rất nổi tiếng, không những cung cấp lân dễ tiêu (16%) mà còn cung cấp canxi (30%), magie (15%), đặc biệt silic có từ 24-32% cùng các chất vi lượng.

Bà con nông dân sử dụng phân ĐYT NPK Văn Điển chứa silic giúp cây lúa cứng thân, bộ lá đứng, khả năng quang hợp tốt, tăng sức đề kháng sâu bệnh.

Với 1ha đất trồng lúa, nông dân chỉ cần bón 360kg lân nung chảy Văn Điển là đã có 86-115kg SiO2 cho cây, số lượng silic này đáp ứng cho cây lúa trong một vụ.

Trong các loại phân chuyên dùng đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển cũng có hàm lượng silic cao do được phối hợp giữa lân Văn Điển với đạm urê và kali.

Mỗi loại phân ĐYT NPK Văn Điển, bên cạnh các yếu tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng thì hàm lượng silic có từ 9-15% tùy từng loại NPK.

Riêng đối với lúa, ngô, mía có các loại phân bón lót NPK 5.10.3, NPK 10.10.5 không những đầy đủ cân đối dinh dưỡng các chất đa lượng, trung lượng, vi lượng mà còn có 14% silic, các loại phân bón thúc NPK 16.5.17, NPK 12.8.12 bên cạnh cân đối đa lượng, trung lượng, vi lượng còn chứa hàm lượng silic từ 7-13% đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cho cây lúa, cây ngô, cây mía suốt cả vụ sản xuất.

Trồng lúa chất lượng cao không thể thiếu silic

Để nâng cao hiệu quả trồng lúa chất lượng, bên cạnh biện pháp lai tạo giống thì việc sử dụng phân bón chứa silic trong canh tác lúa chất lượng hiện nay đã mang lại kết quả lớn.

Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua ở các địa phương như Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang…, bà con nông dân sử dụng phân ĐYT NPK Văn Điển chứa silic bón cho các giống lúa chất lượng như Bắc thơm 7, PC6, RVT, TL2, nếp thơm, hương thơm… đã có kết quả rõ rệt.

So với các loại phân NPK thông thường, lúa được bón phân NPK Văn Điển thân cứng, bộ lá đứng, khả năng quang hợp tốt cả hai mặt lá, bẹ thân lá phủ lớp lông gai dầy làm tăng sức đề kháng sâu bệnh.

Bởi vậy những vùng lúa chất lượng rất ít nhiễm sâu bệnh gây hại như đạo ôn, bạc lá, khô vằn và các loại sâu cuốn lá, người nông dân ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật.

Ngay cả khi gặp mưa gió cây lúa ít bị đổ ngã, bộ lá đòng bền, tích lũy nhiều chất khô làm cho bông to, hạt mẩy, năng suất cao (trung bình 6 tấn/ha), đặc biệt chất lượng gạo cải thiện rõ rệt.

Bà con chỉ cần bón lót 500 - 600kg NPK 5.10.3 hoặc dùng 250 - 300kg/ha NPK 10.10.5 Văn Điển và bón thúc 280 - 320kg/ha NPK 16.5.17 hoặc dùng 360-400kg/ha NPK 12.8.12 Văn Điển là thỏa mãn cho cây lúa cả về đa lượng, trung lượng và vi lượng. Bà con không phải bón thêm các loại phân khác, kể cả phân có silic.


Có thể bạn quan tâm

cay-dang-phan-trong-rau Cay đắng phận trồng rau san-nhong-ong-thu-bac-trieu Săn nhộng ong, thu bạc…