Tin nông nghiệp ‘Tại sao bản địa lại quan trọng?’ – một chia sẻ kinh nghiệm từ Nhật Bản

‘Tại sao bản địa lại quan trọng?’ – một chia sẻ kinh nghiệm từ Nhật Bản

Tác giả Ino Mayu, (Trưởng đại diện Tổ chức Seed to Table) Theo BSA, ngày đăng 19/10/2017

Nhật bản có riêng chính sách hỗ trợ phát triển ‘ngành công nghiệp thứ sáu’. ‘Ngành công nghiệp thứ sáu’ có ý nghĩa là một (nông lâm ngư nghiệp) cộng hai (gia công chế biến) cộng ba (dịch vụ bán hàng) bằng sáu.

Nhật Bản cũng từng đối mặt với thách thức đến từ kinh tế vùng nông thôn suy giảm, văn hóa mai một. Người dân địa phương phải tìm giải pháp để duy trì truyền thống văn hóa và phục hồi kinh tế, và họ đã tìm đến tài nguyên bản địa. Trong ảnh: bà Terumi Obi trên thửa ruộng trước nhà ở làng Masutomi. Ảnh: The Straits Times.

Nhật Bản là một đất nước vừa ít nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa phải chịu ảnh hưởng của thiên thai như động đất, núi lửa… cũng là một đất nước khó canh tác nông nghiệp vì ít đồng bằng, rừng chiếm gần 70% diện tích. Trong điều kiện khó khăn về tài nguyên thiên nhiên đó, Nhật Bản lại là một quốc gia của châu Á phục hồi thành công và phát triển kinh tế rất nhanh sau Thế chiến 2.

Sau giai đoạn phát triển mạnh về kinh tế, chênh lệch giàu và nghèo của xã hội Nhật Bản được coi là ít nhất trên thế giới và các cơ sở hạ tầng như cầu công, đường sá… được cung cấp đầy đủ tại nông thôn để tạo điều kiện phá triển kinh tế địa phương.

Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế với tốc độ nhanh cũng để lại những hậu quả nghiệm trọng đối với môi trường và xã hội. Ví dụ, trong thời kỳ 1950-1970, có rất nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường xảy ra và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân địa phương như bệnh Minamata, bệnh itai-itai…

Đồng thời, vấn đề về an toàn thực phẩm cũng xảy ra khiến cho nhiều người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Ngoài ra, một số nông dân với quy mô nhỏ cũng bắt đầu áp dụng nông nghiệp thân thiện với môi trường và hợp tác trực tiếp với nhóm người tiêu dùng.

Còn về mặt xã hội, do các khu công nghiệp và thành phố lớn trên toàn quốc rất cần người lao động trẻ nhằm nâng cao năng lực sản xuất các hàng hóa công nghiệp như ôtô, tủ lạnh, vô tuyến để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, nên nhiều thanh niên ở vùng nông thôn đã di cư đến các khu công nghiệp và thành phố lớn để làm việc.

Chính vì vậy, dân số ở nông thôn giảm dần, tuổi lao động ở nông thôn càng ngày càng già đi….Tình trạng này ảnh hưởng tới việc kế thừa văn hóa truyền thống của các vùng nông thôn. Dẫn đến các lễ hội truyền thống không thể được tổ chức tại các vùng nông thôn, đồng thời, các loại giống bản địa và văn hóa ẩm thực cũng dần mai mọt đi vì không có người kế thừa.

Do hoàn cảnh nêu trên, kinh tế vùng nông thôn suy giảm và người dân địa phương cần tìm giải pháp để duy trì truyền thống văn hóa và phục hồi kinh tế của địa phương. Chính vì vậy, chính quyền cũng như các doanh nghiệp và người dân tại các địa phương bắt đầu quan tâm đến việc phát triển nghề truyền thống hay sản phẩm/nguyên liệu sẵn có tại địa phương và việc xây dựng chuỗi giá trị của sản phẩm đó. Vì các nghề truyền thống hay sản phẩm bản địa chỉ thuộc về mỗi địa phương  nhất định, chứ không phải đều có tại các địa phương khác.

Do tính độc đáo, quý hiếm, và tính cạnh tranh rất cao như vậy, các vùng nông thôn đã tìm thấy ‘cơ hội’ kinh doanh. Hơn nữa, việc phục hồi  và phát triển thêm kinh tế địa phương cũng góp phần vào việc tăng nguồn thu thuế giúp duy trì các dịch vụ công cộng như y tế, phúc lợi xã hội, tạo công ăn việc làm tại địa phương, đặc biệt cho các lớp trẻ đang ở lại và làm việc tại địa phương.

Các cơ quan nhà nước của Nhật Bản cũng rất quan tâm đến việc phát triển sản phẩm địa phương nên đã đưa ra các chính sách để hỗ trợ các địa phương. Năm 2006, Luật và chính sách về Bảo vệ nhãn hiệu tập thể địa phương đã ra đời và ban hành. Theo luật, các cá nhân, Hợp tác xã, công ty, Tổ chức phi chính phủ v.v… được độc quyền về nhãn hiệu cho các sản phẩm sau khi đăng ký tại Cơ quan cấp bằng sáng chế thuộc Bộ Kinh tế, thương mại, và công nghiệp của Nhật Bản. Ngoài ra, chủ nhãn hiệu có quyền kiện các cá nhân, công ty v.v… nếu họ sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký. Tiếp theo là Luật và chính sách về Chỉ dẫn địa lý (GI). Mục đích của luật và chính sách liên quan đến GI là nhằm bảo vệ các sản phẩm địa phương có chất lượng cao, giữ được đặc trưng riêng và được sản xuất tại một địa phương nhất định và lâu đời, đồng thời, cũng giúp đảm bảo quyền lợi của nhà sản xuất và phát triển kinh tế địa phương. Các nhà sản xuất đã tiến hành đăng ký tại Bộ Nông Lâm Thủy sản Nhật Bản sẽ được phép sử dụng logo của GI để phân biệt với sản phẩm khác.

Có cả chính sách hỗ trợ phát triển ‘ngành công nghiệp thứ sáu’. ‘Ngành công nghiệp thứ sáu’ có ý nghĩa là một (nông lâm ngư nghiệp) cộng hai (gia công chế biến) cộng ba (dịch vụ bán hàng) bằng sáu. Mục đích của chính sách này là nhằm phát triển kinh tế xã hội cùng với tăng tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực của các vùng nông thôn, đồng thời, tăng cường tính cạnh tranh của nông lâm thủy sản trên thị trường thế giới thông qua việc tạo công ăn việc làm tại nông thôn, tận dụng hết các nông sản của các địa phương, khuyến kích sản xuất và tiêu thụ tại địa phương, từ đó, tăng cường hợp tác giữa nông-công nghiệp. Đối tượng được chính sách này hỗ trợ là đối tượng thuộc các ngành liên quan như nông lâm thủy sản, y tế, dịch vụ, nghiên liệu, du lịch, IT v.v… cụ thể là các cá nhân, nhóm, Hợp tác xã, và công ty. Đầu tiên các đối tượng sẽ xây dựng kế hoạch và gửi tới Bộ Nông Lâm Thủy sản Nhật Bản. Sau khi kế hoạch được duyệt, các đối tượng sẽ nhận được hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, mở lớp tập huấn, khai thác thị trường mới và vay vốn.

Tuy nhiên, khi các địa phương phát triển các sản phẩm bản địa, phải nghiên cứu kỹ về nhu cầu của người tiêu dùng cũng như thị trường trước, sau đó xây dựng chiến lược nhằm xác định bán sản phẩm cho đối tượng nào và thị trường ở đâu. Ví dụ nhà sản xuất rượu Sake của Nhật Bản, tên là Aramasa tại tỉnh Akita. Trước đây, Aramasa cũng là một nhà sản xuất rượu Sake bình thường tại tỉnh Akita. Nhưng thấy tình hình như người Nhật không uống rượu Sake nhiều như ngày xưa và doanh thu giảm dần, Aramasa quyết định thay đổi quan điểm về sản xuất rượu Sake cũng như cách bán hàng. Aramasa thay đổi phương pháp sản xuất rượu Sake từ kiểu hiện đại sang kiểu truyền thống, sử dụng nguyên liệu 100% kiếm tại địa phương, không sử dụng hóa chất, và khai thác thị trường mới (cung cấp rược Sake cho nhà hàng nổi tiếng trên thế giới như nhà hàng Noma tại Đan Mạch). Aramasa không bán sản phẩm trên online. Chỉ cung cấp sản phẩm cho một số cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc. Vì vậy nhiều người Nhật cũng như nhiều đầu bếp nổi tiếng trên thế giới rất mong muốn kiếm rượu Sake của Aramasa, nhưng không thể nào tiếp cận được. Hiện nay Aramasa hợp tác với chính quyền và nông dân địa phương vừa sản xuất gạo theo phương pháp thân thiện với môi trường vừa xây dựng khu du lịch sinh thái.

Sau một thời gian, các địa phương Nhật Bản đã sản xuất được nhiều sản phẩm bản địa bằng tận dụng ưu thế của địa phương. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn còn gặp khó khăn và phấn đấu tiếp để phục hồi lại nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, và cuộc sống tại quê hương mình.


Có thể bạn quan tâm

nhan-rong-mo-hinh-nha-vuon-thong-minh-gia-re Nhân rộng mô hình nhà… ket-qua-thuc-nghiem-cac-giong-bap-moi-tai-huyen-chau-thanh-tinh-tra-vinh Kết quả thực nghiệm các…