Mô hình kinh tế Tăng Cường Các Biện Pháp Dập Dịch Heo Tai Xanh

Tăng Cường Các Biện Pháp Dập Dịch Heo Tai Xanh

Ngày đăng 09/09/2012

Từ đầu tháng 8-2012 đến nay, dịch bệnh heo tai xanh đã xuất hiện rải rác tại một số quận, huyện trên địa bàn TP Cần Thơ. Các ngành chức năng thành phố đã và đang áp dụng các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, dập tắt và không để dịch heo tai xanh lây lan ra diện rộng...
 
Theo Chi cục Thú y TP Cần Thơ, từ ngày 1-8 đến 3-9-2012, dịch bệnh heo tai xanh đã xảy ra tại 7 phường, xã, thị trấn thuộc 3 quận, huyện của thành phố. Dịch bệnh xảy ra tại phường Long Tuyền (quận Bình Thủy); các phường Ba Láng, Tân Phú, Phú Thứ (quận Cái Răng); các xã Thạnh Lộc, Vĩnh Trinh và thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh). Dịch bệnh đã xảy ra ở 10 hộ chăn nuôi heo, với tổng đàn 365 con, số heo bệnh 305 con, chết 108 con, xử lý chôn hủy 182 con, đã điều trị bệnh phục hồi 73 con... Đến nay, UBND TP Cần Thơ cũng đã ban hành Quyết định công bố dịch heo tai xanh tại xã Thạnh Lộc (huyện Vĩnh Thạnh).
 
Cán bộ thú y quận Cái Răng đang theo dõi tình hình dịch bệnh heo tai xanh ở một hộ chăn nuôi heo tại địa phương.
 
Trên địa bàn quận Cái Răng đã xuất hiện 3 ổ dịch bệnh heo tai xanh tại 3 hộ chăn nuôi thuộc 3 phường Ba Láng, Tân Phú, Phú Thứ. Anh La Minh Luân, cán bộ Trạm Thú y quận Cái Răng, cho biết: Sau khi phát hiện các ổ dịch heo tai xanh xảy ra tại địa phương, lực lượng thú y quận đã tập trung xử lý, không để dịch lây lan như: triển khai phun thuốc tiêu độc khử trùng tại ổ dịch, tiêm phòng đàn gia súc nuôi xung quanh ổ dịch, hướng dẫn người chăn nuôi điều trị đàn heo bệnh theo phát đồ của ngành thú y. Đến nay, dịch bệnh trên địa bàn cơ bản đã được khống chế, từ đó làm giảm thiệt hại cho người chăn nuôi do dịch bệnh heo tai xanh gây ra...
 
Theo ông Trần Bia, ở phường Ba Láng, quận Cái Răng, ông phát hiện đàn heo nuôi có triệu chứng bệnh vào ngày 1-8 vừa qua. Sau 2 ngày tự điều trị bệnh cho đàn heo không thấy bệnh giảm, ông đã báo cho cán bộ trạm thú y quận đến hỗ trợ phòng chống dịch. Cũng nhờ cán bộ thú y hướng dẫn cách điều trị mà đến nay 23 con của ông, trong đó có khoảng phân nửa bị bệnh đang dần hồi phục, chỉ có 2 con chết phải chôn hủy...
 
Để chủ động phòng chống dịch bệnh, UBND TP Cần Thơ mới đây đã ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh heo tai xanh trên địa bàn thành phố từ nay đến cuối năm 2012. Theo đó, thành phố triển khai các giải pháp theo sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN&PTNT về công tác phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm, trong đó có bệnh heo tai xanh. Khống chế, không để dịch heo tai xanh lây lan diện rộng, hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh này gây ra cho cơ sở chăn nuôi... Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về tình hình dịch và sự nguy hiểm của bệnh tai xanh, các dấu hiệu nhận biết bệnh và các biện pháp phòng chống. Công khai, phổ biến chính sách hỗ trợ của Nhà nước để người dân chủ động khai báo, phát hiện dịch và hợp tác trong phòng chống dịch. Đảm bảo sản xuất chăn nuôi phát triển và vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng...

UBND thành phố yêu cầu Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND quận, huyện tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh heo tai xanh trên địa bàn thành phố; chỉ đạo ngành thú y phối hợp các ban ngành và UBND quận, huyện huy động lực lượng triển khai các biện pháp phòng chống dịch; chủ trì thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, giám sát vận chuyển gia súc của người dân... UBND quận, huyện củng cố, tăng cường hoạt động Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm quận - huyện, xã - phường - thị trấn; chỉ đạo UBND xã - phường - thị trấn và các đơn vị trực thuộc triển khai công tác phòng chống dịch bệnh heo tai xanh tại địa phương một cách quyết liệt và hiệu quả...
 
Ông Lưu Phước Hậu - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP Cần Thơ, cho biết: “Ngay sau khi phát hiện các ổ dịch bệnh, Chi cục Thú y thành phố đã chỉ đạo trạm thú y các quận, huyện kết hợp với chính quyền cơ sở khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Đến nay, dịch bệnh heo tai xanh trên địa bàn thành phố đã tạm lắng dịu, không còn phát sinh thêm ổ dịch mới...”.
 
Ngành thú y thành phố đã và đang áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh heo tai xanh hiệu quả. Trong đó, các biện pháp trọng tâm được ngành triển khai thực hiện như: kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh heo tai xanh tại các hộ chăn nuôi; xử lý các ổ dịch bệnh không để dịch heo tai xanh lây lan trên diện rộng; vận động người chăn nuôi phát hiện sớm gia súc có triệu chứng bệnh và báo ngay cho mạng lưới thú y cơ sở xử lý; giám sát chặt chẽ việc vận chuyển, mua bán, giết mổ gia súc theo quy định của ngành thú y. Ngoài ra, ngành thú y còn tăng cường tuyên truyền vận động cho người dân và các hộ chăn nuôi nâng cao nhận thức về dịch bệnh heo tai xanh, tham gia phòng chống dịch...
 
Theo Chi cục Thú y TP Cần Thơ, đến ngày 3-9, đàn heo ở phường Long Tuyền (quận Bình Thủy) và các phường Ba Láng, Tân Phú (quận Cái Răng) đã khỏi bệnh. Hộ chăn nuôi có heo bệnh tại phường Phú Thứ (quận Cái Răng), 1 hộ ở xã Thạnh Lộc và hộ ở xã Vĩnh Trinh (huyện Vĩnh Thạnh) không có heo bệnh chết và đàn heo đang phục hồi. Chỉ còn 3 hộ ở xã Thạnh Lộc và 1 hộ ở thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh) chưa ổn định, đàn heo vẫn phải điều trị và còn có heo bệnh chết. Số heo bệnh đang được theo dõi và điều trị hiện cũng chỉ còn 50 con... Hy vọng rằng, trong thời gian ngắn tới, dịch bệnh heo tai xanh sẽ được khống chế hoàn toàn, không còn gây ra thiệt hại cho người chăn nuôi...
 Từ đầu tháng 8-2012 đến nay, dịch bệnh heo tai xanh đã xuất hiện rải rác tại một số quận, huyện trên địa bàn TP Cần Thơ. Các ngành chức năng thành phố đã và đang áp dụng các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, dập tắt và không để dịch heo tai xanh lây lan ra diện rộng...
 
Theo Chi cục Thú y TP Cần Thơ, từ ngày 1-8 đến 3-9-2012, dịch bệnh heo tai xanh đã xảy ra tại 7 phường, xã, thị trấn thuộc 3 quận, huyện của thành phố. Dịch bệnh xảy ra tại phường Long Tuyền (quận Bình Thủy); các phường Ba Láng, Tân Phú, Phú Thứ (quận Cái Răng); các xã Thạnh Lộc, Vĩnh Trinh và thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh). Dịch bệnh đã xảy ra ở 10 hộ chăn nuôi heo, với tổng đàn 365 con, số heo bệnh 305 con, chết 108 con, xử lý chôn hủy 182 con, đã điều trị bệnh phục hồi 73 con... Đến nay, UBND TP Cần Thơ cũng đã ban hành Quyết định công bố dịch heo tai xanh tại xã Thạnh Lộc (huyện Vĩnh Thạnh).
 
Cán bộ thú y quận Cái Răng đang theo dõi tình hình dịch bệnh heo tai xanh ở một hộ chăn nuôi heo tại địa phương.
 
Trên địa bàn quận Cái Răng đã xuất hiện 3 ổ dịch bệnh heo tai xanh tại 3 hộ chăn nuôi thuộc 3 phường Ba Láng, Tân Phú, Phú Thứ. Anh La Minh Luân, cán bộ Trạm Thú y quận Cái Răng, cho biết: Sau khi phát hiện các ổ dịch heo tai xanh xảy ra tại địa phương, lực lượng thú y quận đã tập trung xử lý, không để dịch lây lan như: triển khai phun thuốc tiêu độc khử trùng tại ổ dịch, tiêm phòng đàn gia súc nuôi xung quanh ổ dịch, hướng dẫn người chăn nuôi điều trị đàn heo bệnh theo phát đồ của ngành thú y. Đến nay, dịch bệnh trên địa bàn cơ bản đã được khống chế, từ đó làm giảm thiệt hại cho người chăn nuôi do dịch bệnh heo tai xanh gây ra...
 
Theo ông Trần Bia, ở phường Ba Láng, quận Cái Răng, ông phát hiện đàn heo nuôi có triệu chứng bệnh vào ngày 1-8 vừa qua. Sau 2 ngày tự điều trị bệnh cho đàn heo không thấy bệnh giảm, ông đã báo cho cán bộ trạm thú y quận đến hỗ trợ phòng chống dịch. Cũng nhờ cán bộ thú y hướng dẫn cách điều trị mà đến nay 23 con của ông, trong đó có khoảng phân nửa bị bệnh đang dần hồi phục, chỉ có 2 con chết phải chôn hủy...
 
Để chủ động phòng chống dịch bệnh, UBND TP Cần Thơ mới đây đã ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh heo tai xanh trên địa bàn thành phố từ nay đến cuối năm 2012. Theo đó, thành phố triển khai các giải pháp theo sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN&PTNT về công tác phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm, trong đó có bệnh heo tai xanh. Khống chế, không để dịch heo tai xanh lây lan diện rộng, hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh này gây ra cho cơ sở chăn nuôi... Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về tình hình dịch và sự nguy hiểm của bệnh tai xanh, các dấu hiệu nhận biết bệnh và các biện pháp phòng chống. Công khai, phổ biến chính sách hỗ trợ của Nhà nước để người dân chủ động khai báo, phát hiện dịch và hợp tác trong phòng chống dịch. Đảm bảo sản xuất chăn nuôi phát triển và vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng...

UBND thành phố yêu cầu Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND quận, huyện tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh heo tai xanh trên địa bàn thành phố; chỉ đạo ngành thú y phối hợp các ban ngành và UBND quận, huyện huy động lực lượng triển khai các biện pháp phòng chống dịch; chủ trì thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, giám sát vận chuyển gia súc của người dân... UBND quận, huyện củng cố, tăng cường hoạt động Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm quận - huyện, xã - phường - thị trấn; chỉ đạo UBND xã - phường - thị trấn và các đơn vị trực thuộc triển khai công tác phòng chống dịch bệnh heo tai xanh tại địa phương một cách quyết liệt và hiệu quả...
 
Ông Lưu Phước Hậu - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP Cần Thơ, cho biết: “Ngay sau khi phát hiện các ổ dịch bệnh, Chi cục Thú y thành phố đã chỉ đạo trạm thú y các quận, huyện kết hợp với chính quyền cơ sở khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Đến nay, dịch bệnh heo tai xanh trên địa bàn thành phố đã tạm lắng dịu, không còn phát sinh thêm ổ dịch mới...”.
 
Ngành thú y thành phố đã và đang áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh heo tai xanh hiệu quả. Trong đó, các biện pháp trọng tâm được ngành triển khai thực hiện như: kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh heo tai xanh tại các hộ chăn nuôi; xử lý các ổ dịch bệnh không để dịch heo tai xanh lây lan trên diện rộng; vận động người chăn nuôi phát hiện sớm gia súc có triệu chứng bệnh và báo ngay cho mạng lưới thú y cơ sở xử lý; giám sát chặt chẽ việc vận chuyển, mua bán, giết mổ gia súc theo quy định của ngành thú y. Ngoài ra, ngành thú y còn tăng cường tuyên truyền vận động cho người dân và các hộ chăn nuôi nâng cao nhận thức về dịch bệnh heo tai xanh, tham gia phòng chống dịch...
 
Theo Chi cục Thú y TP Cần Thơ, đến ngày 3-9, đàn heo ở phường Long Tuyền (quận Bình Thủy) và các phường Ba Láng, Tân Phú (quận Cái Răng) đã khỏi bệnh. Hộ chăn nuôi có heo bệnh tại phường Phú Thứ (quận Cái Răng), 1 hộ ở xã Thạnh Lộc và hộ ở xã Vĩnh Trinh (huyện Vĩnh Thạnh) không có heo bệnh chết và đàn heo đang phục hồi. Chỉ còn 3 hộ ở xã Thạnh Lộc và 1 hộ ở thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh) chưa ổn định, đàn heo vẫn phải điều trị và còn có heo bệnh chết. Số heo bệnh đang được theo dõi và điều trị hiện cũng chỉ còn 50 con... Hy vọng rằng, trong thời gian ngắn tới, dịch bệnh heo tai xanh sẽ được khống chế hoàn toàn, không còn gây ra thiệt hại cho người chăn nuôi...


Có thể bạn quan tâm

thu-nhap-cao-tu-nuoi-ga-tre Thu Nhập Cao Từ Nuôi… phat-trien-nuoi-ga-tha-vuon Phát Triển Nuôi Gà Thả…