Mô hình kinh tế Tây Nguyên Cũng Đau Đầu Vì Giá Sắn

Tây Nguyên Cũng Đau Đầu Vì Giá Sắn

Ngày đăng 05/03/2012

Nếu như những năm trước, khi giá cả các loại mặt hàng từ cây giống, chi phí thuê người trồng và thu hoạch còn thuận lợi (100.000 đồng/ngày công), mà giá sắn bán ra lại khá cao (có thời điểm lên đến 5.500 đồng/kg sắn khô), thì người dân cũng lãi khoảng 15 triệu đồng/ha. Nhưng năm nay, giá sắn giảm nghiêm trọng, ngay từ đầu mùa thu hoạch đã xuống còn 3.600 đồng/kg, đến thời điểm này chỉ còn 3.000 đồng/kg. Chị Lê Thị Hương, xã Ea Lê, huyện Ea Súp (Đăk Lăk) than: “Hộ nào có sắn gần với đường giao thông đi lại thuận tiện mới dễ bán, còn ở vùng sâu, nơi bất lợi trong việc đi lại thì đành phải tự vận chuyển dần ra ngoài mới bán được. Lợi dụng tình thế đó, các tư thương lại càng ép giá thu mua thấp hơn nữa, trừ tạp chất, độ ẩm cao hơn mọi năm từ 200- 500 đồng/kg, khiến người dân đứng trước tình thế bán đi cũng dở mà để lại cũng không xong”.

Hiện nay, giá sắn giảm, thiệt hại không chỉ đối với người trồng sắn mà ngay cả những tiểu thương, đại lý thu mua sắn để nhập cho các Công ty chế xuất lớn cũng gặp nhiều trở ngại. Anh Lê Đức Lương, chủ đại lý thu mua sắn tại xã Ea Tu, Tp. Buôn Ma Thuột tiết lộ, trước đây, việc nhập săn cho các công ty mẹ rất dễ, đưa sắn đến bao nhiêu nhận bấy nhiêu, nhưng đến nay họ chọn lựa, phân loại kỹ càng hơn, nhiều khi đưa đến họ còn không muốn mua nữa. Bên cạnh đó chi phí vận chuyển cao, nếu không có mối quen nhận hàng thì không biết bán cho ai. 
Còn đối với các Công ty chế biến sắn trên địa bàn tỉnh cũng đang đứng trước nhiều thách thức. Anh Đặng Thái, Giám đốc Công ty TNHH MTV chế biến tinh bột sắn Chim Cánh Cụt, địa chỉ tại xã Ea Hleo, huyện Ea H’leo (Đăk Lăk) cho hay, hiện nay, thị trường đầu ra của hầu hết các đơn vị sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn đang rất chậm, kéo theo công suất hoạt động của các nhà máy giảm mạnh. Riêng Công ty của anh, năm 2009- 2010, công suất hoạt động trung bình 3,5- 4 tấn/ngày thì đến nay đã giảm khoảng hơn một nửa. Bởi sản phẩm làm ra phụ thuộc lớn vào thị trường, nếu lượng sản phẩm tồn dư nhiều thì nhà máy phải ngừng hoạt động để giải quyết đầu ra. 
Được biết, hiện nay các tỉnh Tây Nguyên đã tăng diện tích cây sắn lên 157.141 ha, tăng gần gấp đôi so với năm 2006, trong đó, tập trung nhiều nhất là tỉnh Gia Lai với 63.352 ha, tỉnh Kon Tum tăng lên 41.709 ha, Đắk Lắk là 30.379 ha.


Có thể bạn quan tâm

nong-nghiep-huu-co-bo-vo-cho-dung Nông Nghiệp Hữu Cơ, Bơ… dua-hau-trung-mua-rot-gia Dưa Hấu Trúng Mùa, Rớt…