Mô hình kinh tế Tham gia TPP lợn, gà chịu áp lực từ Mỹ, Canada

Tham gia TPP lợn, gà chịu áp lực từ Mỹ, Canada

Ngày đăng 10/11/2015

Tại Hội nghị toàn thể ISG 2015 – “Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP, triển vọng và giải pháp cho ngành nông nghiệp” tổ chức ngày 6.11, hầu hết các đại biểu đều cho rằng, với toàn văn TPP vừa được công bố, đàm phán TPP của Việt Nam cơ bản thành công, mở đường cho xuất khẩu các mặt hàng nông sản.

Có thêm thị trường xuất khẩu

Phát biểu tại hội nghị toàn thể Chương trình Hỗ trợ quốc tế (ISG), Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho rằng, đối với ngành nông nghiệp, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đem lại nhiều cơ hội như:

Đó là mở cho Việt Nam một thị trường xuất khẩu rộng lớn với nhiều mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp chủ lực có mức thuế bằng 0%.

Một cơ hội khác lớn hơn là vấn đề đầu tư xuyên quốc gia đi kèm với khoa học công nghệ tiên tiến và nâng cao trình độ kỹ năng lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho nâng cao quy mô phát triển sản xuất, đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Hiện tại, đối với lợn, gà: Thuế nhập khẩu vào Việt Nam cao, nên khi tham gia TPP sẽ phải chịu sức cạnh tranh lớn từ Mỹ và Canada.

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cũng cho biết, các mặt hàng nông sản trong đó đặc biệt là hoa quả như thanh long, xoài, vải, nhãn là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế có thể xuất khẩu sang các nước New Zealand, Mỹ.

“Đặc biệt là dư địa của các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu chủ yếu vẫn là xuất thô, trước đây nằm trong danh sách cấm nhập khẩu của các nước thì khi vào TPP sẽ tận dụng được cơ hội.”- TS. Tuấn nói.

Một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm hiện nay là khi tham gia TPP, các mặt hàng nông sản sẽ được giảm thuế cụ thể như thế nào khi các điều khoản về trợ cấp sản xuất bị xóa bỏ.

Ông Trần Kim Long – Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế (Bộ NNPTNT) cho biết, đối với thị trường Mỹ sẽ xóa bỏ thuế quan ngay đối với 97,7% kim ngạch xuất khẩu (KNXK).

Và sau 3 năm xóa bỏ thuế quan đối với 98,4% KNXK, sau 15 năm sẽ có 99,97% KNXK được xóa bỏ thuế, trong đó đặc biệt là cơ hội cho thủy sản sang thị trường này.

Tương tự, theo ông Long, đối với thị trường lớn khác là Nhật Bản cũng sẽ xóa bỏ thuế quan ngay đối với 78% KNXK và sau 5-6 năm xóa bỏ thuế quan cho các mặt hàng tiếp theo với 88,5% KNXK; sau 15 năm sẽ có hơn 97% KNXK được xóa bỏ thuế quan.

“Tuy nhiên, Nhật Bản không cam kết mở cửa thị trường gạo.

Để tăng cường năng lực xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Nhật, họ sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam nhằm tăng khả năng trúng thầu hạn ngạch WTO của Nhật với 300.000 tấn/năm”- ông Trần Kim Long nói.

Sẵn sàng vào “sân chơi”

“Tuy cắt giảm thuế nhưng nhiều nước vẫn còn hàng rào phi thuế cao.

Các quy định khác của Hiệp định TPP về bảo vệ bản quyền (giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y), lao động, nguồn gốc xuất xứ, bảo vệ môi trường... cũng rất chặt chẽ.

Đặc biệt, đối với những ngành kém lợi thế, sức cạnh tranh yếu sẽ bị thiệt hại ở nhiều mức độ khác nhau”- Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát nhận định.

Theo ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn nuôi Việt Nam, một trong những sản phẩm chịu thiệt thòi nhất chính là sản phẩm của ngành chăn nuôi được nhắc tới rất nhiều trong thời gian qua.

Hiện tại, đối với lợn, gà: Thuế nhập khẩu vào Việt Nam cao, nên khi tham gia TPP sẽ phải chịu sức cạnh tranh lớn từ Mỹ và Canada.

Đặc biệt, đối với bò đông lạnh (thuế suất 7%), bò sống (5%), chúng ta phải cạnh tranh với các nước Úc và New Zealand có lợi thế về bò.

Còn đối với thức ăn chăn nuôi, theo ông Lịch thì hiện thuế suất đã rất thấp nên chúng ta cũng không được hưởng lợi nhiều từ việc giảm chi phí sản xuất.

“Tôi đề nghị cần nghiên cứu tổ chức lại ngành chăn nuôi, đặc biệt là phải thay đổi chiến lượng phát triển ngành chăn nuôi 2016- 2020 cho phù hợp với việc gia nhập TPP và ngay trong Đại hội Đảng toàn quốc tới đây cần đưa vấn đề của ngành chăn nuôi vào nghị sự”- ông Lịch nói.

Phân tích về khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi thời gian tới đây, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho rằng: “Hiện nay thị hiếu người tiêu dùng vẫn thích ăn thịt tươi tại chợ truyền thống.

Tuy nhiên, rào cản tự nhiên này có thể bảo vệ được các mặt hàng lợn và gà, nhưng không bảo vệ được ngành hàng bò do Việt Nam đã nhập bò sống từ các nước trước khi tham gia TPP”.

Ông Trần Quốc Khánh - Thứ trưởng Bộ Công thương, Trưởng đoàn đàm phán TPP: Giúp nền kinh tế tăng thêm 23,5 tỷ USD

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, trong điều kiện thuận lợi TPP có thể giúp cho kinh tế của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2030; xuất khẩu tăng thêm 68 tỷ USD vào năm 2025.

Việt Nam được đánh giá là nước được hưởng lợi nhiều nhất khi tham gia TPP.

Hiện Toàn văn Hiệp định TPP đã được công bố sớm dù rà soát chưa kết thúc, nên chúng tôi đang chờ bản Hiệp định chính thức, dự kiến khoảng 5.000 – 6.000 trang cần phải dịch sang tiếng Việt.


Có thể bạn quan tâm

chat-thai-nuoi-trong-gay-hai-moi-truong-de-doa-suc-khoe-nguoi-dan Chất thải nuôi trồng gây… chat-nao-cam-su-dung-trong-chan-nuoi Chất nào cấm sử dụng…