Mô hình kinh tế Thành quả 5 năm tạo tiền đề để phát triển toàn diện trong giai đoạn mới

Thành quả 5 năm tạo tiền đề để phát triển toàn diện trong giai đoạn mới

Ngày đăng 23/10/2015

Thành quả đó có được từ sự nỗ lực, phấn đấu bền bỉ của Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh; sự kế thừa và phát huy thành tựu của tỉnh trong nhiều nhiệm kỳ qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ sâu sát, thiết thực, kịp thời của Trung ương Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương.

Những thành tựu cơ bản Trong bối cảnh khó khăn chung, nhưng kinh tế của Quảng Ngãi vẫn tiếp tục tăng trưởng.

Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch đúng hướng.

Quy mô tổng sản phẩm tăng lên.

Các ngành, thành phần, vùng kinh tế đều phát triển.

Khu Kinh tế Dung Quất tiếp tục là động lực to lớn, trực tiếp thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

Giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ, y tế...có bước chuyển biến tích cực.

Các vấn đề xã hội được chú trọng thực hiện.

Đời sống của nhân dân được nâng lên.

Quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Chính trị - xã hội ổn định…

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Căng nghe giới thiệu về Khu công nghiệp VSIP.

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng bình quân 7,2%/năm.

Đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp chiếm gần 62%, dịch vụ chiếm gần 24%, nông nghiệp chiếm 14% trong tổng GRDP.

Tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 47%, công nghiệp và dịch vụ đã chiếm 53%.

GRDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 2.485 USD - vượt 13% chỉ tiêu Nghị quyết XVIII. Đầu tư phát triển công nghiệp trong nhiệm kỳ qua đạt nhiều kết quả quan trọng.

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 4,6%/năm.

Hạ tầng Khu Kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được đầu tư nâng cấp, mở rộng.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời là hạt nhân tạo động lực thu hút đầu tư.

Khu Công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi đang hoàn thành giai đoạn I, tạo động lực mới cho sự phát triển công nghiệp, đô thị và dịch vụ của tỉnh những năm đến.

Khu Công nghiệp Tịnh Phong và Quảng Phú về cơ bản đã đạt tỷ lệ lấp đầy. Về phát triển đô thị, Quảng Ngãi đã đạt kết quả quan trọng về công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng hạ tầng đô thị.

Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh tăng từ 14,6% năm 2010 lên 16,5% năm 2015.

Đến nay, TP.Quảng Ngãi được công nhận đô thị loại II, thị trấn Đức Phổ có 42/49 tiêu chí đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.

Đô thị Vạn Tường, thị trấn Di Lăng và các thị trấn khác được quy hoạch, từng bước đầu tư phát triển hạ tầng, đáp ứng ngày càng tốt hơn vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đã làm cho nông thôn khởi sắc, đời sống của người dân nâng lên.

Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản tăng bình quân trên 4%/năm, đạt chỉ tiêu Nghị quyết XVIII.

Ngành thủy sản tiếp tục phát triển.

Sản lượng thủy sản tăng bình quân 7,4%/năm.

Hạ tầng nghề cá như khu neo đậu tránh trú bão, công trình hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở chế biến thủy sản, đóng sửa tàu thuyền...được quan tâm đầu tư xây dựng. Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới được chú trọng thực hiện.

Năm 2015, toàn tỉnh có 12 xã đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới.

Các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi được tập trung thực hiện, làm cho kinh tế - xã hội chuyển biến tích cực.

Hộ nghèo giảm trung bình 6,8%/năm, vượt chỉ tiêu Nghị quyết XVIII.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất ở miền núi bình quân đạt gần 17%/năm; hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, nâng cấp. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh được đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng; quy mô, hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế gia tăng.

Trong 5 năm, ngân sách tỉnh đầu tư thực hiện 614 dự án.

Hiện đã có 530 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng; vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn hỗ trợ có mục tiêu đầu tư khoảng 900 dự án nhỏ.

Trung ương đã đầu tư thực hiện các dự án lớn trên địa bàn Quảng Ngãi như hồ chứa nước Nước Trong, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, mở rộng Quốc lộ 1, Quốc lộ 24, cấp điện cho Lý Sơn bằng cáp ngầm... Song song với phát triển kinh tế, các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, văn hoá, thể dục thể thao...có bước chuyển biến tích cực.

Các chính sách xã hội, an sinh xã hội chú trọng thực hiện, từng bước đồng bộ với phát triển kinh tế, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh nâng lên đáng kể. Phấn đấu xây dựng Quảng Ngãi sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại Giai đoạn 2015 - 2020, xây dựng Quảng Ngãi sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của toàn Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh.

Vì vậy, việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tinh thần cộng đồng trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, vận động… của cả hệ thống chính trị trong giai đoạn cách mạng mới có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra. Năm năm đến, Quảng Ngãi vẫn còn tiếp tục đối mặt với những khó khăn thách thức.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có những thời cơ, thuận lợi cơ bản.

Đó là, hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực miền Trung đồng bộ hơn và sự liên kết vùng ngày càng chặt chẽ.

Tiềm năng về kinh tế biển, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ của tỉnh còn lớn.

Các dự án lớn đã, đang và sẽ triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh...

Đây là điều kiện thuận lợi để Quảng Ngãi tiếp tục phát triển nhanh trong giai đoạn 2015 - 2020. Trong nhiệm kỳ đến, đối với tỉnh ta, phát triển công nghiệp và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị là nhiệm vụ đột phá; phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; phát triển dịch vụ, du lịch và kinh tế biển, đảo là nhiệm vụ trọng tâm.

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra, nhất là những nhiệm vụ đột phá, trọng tâm, chúng ta cần triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp quan trọng, nhằm phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; sản xuất gắn với thị trường; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ.

Quản lý chặt chẽ tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đồng thời, phát triển toàn diện lĩnh vực văn hóa - xã hội đồng bộ. Trong định hướng chung, tỉnh sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng Khu Kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; hoàn thiện các công trình dự án lớn trên địa bàn; tích cực thúc đẩy việc sớm hình thành trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng của Quốc gia tại Khu Kinh tế Dung Quất.

Đẩy nhanh tốc độ phát triển Khu Công nghiệp- Đô thị- Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi, xây dựng hạ tầng Khu Công nghiệp Phổ Phong.

Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, tăng tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm công nghiệp.

Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới phương thức quản lý trong sản xuất kinh doanh... Trong phát triển đô thị sẽ lựa chọn hạ tầng về giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin, xử lý môi trường ở từng đô thị để có kế hoạch ưu tiên đầu tư những công trình quan trọng, thiết yếu, phù hợp với nguồn lực của tỉnh; đầu tư hoàn thiện hạ tầng đô thị TP.

Quảng Ngãi; chỉnh trị sông Trà Khúc gắn với phát triển đô thị hai bên bờ sông Trà; xây dựng huyện Đức Phổ trở thành thị xã trực thuộc tỉnh; Vạn Tường trở thành đô thị loại IV; xây dựng thị trấn Sơn Tịnh; tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị trung tâm cấp huyện và các đô thị mới trực thuộc huyện. Về phát triển nông nghiệp, sẽ tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.

Thực hiện có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản.

Phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, củng cố kinh tế tập thể, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ; tổ chức sản xuất đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Đẩy nhanh tiến độ dồn điền, đổi thửa, hình thành những cánh đồng mẫu lớn; phát triển chăn nuôi theo mô hình tập trung; ưu tiên đầu tư hệ thống thủy lợi và cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành nông nghiệp; xây dựng vùng sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa.

Ưu tiên bố trí nguồn lực, phát huy nội lực của cộng đồng dân cư và xã hội để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, nhất là ở các huyện miền núi; từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Thực hiện có hiệu quả Chiến lược biển Việt Nam, tạo bước phát triển mạnh về kinh tế biển.

Phát triển kinh tế biển, đảo đồng bộ cả công nghiệp, du lịch, dịch vụ, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, vận tải.

Triển khai thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ về phát triển thủy sản kết hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Xây dựng Lý Sơn thành đảo du lịch, mạnh về kinh tế, vững chắc về quốc phòng, an ninh, là hòn đảo tiền tiêu bảo vệ chủ quyền biển đảo; quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa và nghiên cứu, trình Chính phủ công nhận đảo Lý Sơn là di sản văn hóa cấp quốc gia đặc biệt…


Có thể bạn quan tâm

soi-noi-khi-the-lao-dong-san-xuat-chao-mung-dai-hoi-dang-bo-tinh Sôi nổi khí thế lao… manh-ve-bien-giau-len-tu-bien Mạnh về biển giàu lên…