Thay đổi kiểm soát dư lượng kháng sinh thủy sản xuất khẩu Nhật Bản
Cụ thể, Nhật Bản đã có sự điều chỉnh kế hoạch kiểm tra các chỉ tiêu dư lượng kháng sinh đối với các lô hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam bao gồm các chỉ tiêu: Chloramphenicol (CAP), Sulfadiazine, Sulfamethoxazole, Furazolidone, Enrofloxacin.
Theo đó, từ ngày 13/9/2016, tần suất lấy mẫu kiểm tra chỉ tiêu Chloramphenicol (CAP) đối với lô hàng tôm và sản phẩm tôm giảm từ 100% xuống 30%. Việc thay đổi tần suất kiểm tra này là do kết quả kiểm tra các lô tôm nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua không phát hiện chỉ tiêu này.
Mặt khác, do thời gian vừa qua cơ quan thẩm quyền Nhật Bản phát hiện một lô tôm có dư lượng Sulfamethoxazole (trong tháng 8/2016) và 1 lô tôm có dư lượng Sulfadiazine (trong tháng 9/2016) nên phía Nhật Bản sẽ tăng tần suất kiểm tra lên 30% đối với chỉ tiêu Sulfamethoxazole (áp dụng từ ngày 2/8/2016); chỉ tiêu Sulfadiazine (từ ngày 9/9/2016) đối với các lô hàng tôm.
Ngoài ra, cơ quan thẩm quyền Nhật Bản vẫn đang duy trì tần suất kiểm tra 100% các chỉ tiêu: Furazolidone, Enrofloxacin đối với các lô hàng tôm; CAP đối với lô hàng cá bò, mực.
Với những điều chỉnh này, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản yêu cầu các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản phải cập nhật và chủ động kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu nêu trên trong chương trình quản lý chất lượng theo nguyên tắc phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) của cơ sở.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ