Thống kê chăn nuôi Thị trường nguyên liệu - Đậu tương tiếp tục giảm giá

Thị trường nguyên liệu - Đậu tương tiếp tục giảm giá

Tác giả Phương Thúy, ngày đăng 21/01/2021

Giá đậu tương ngày 20/1/2021 được giao dịch trên sàn Chicago, lúc mở cửa phiên giao dịch giảm 1,4% xuống mức thấp nhất trong hơn một tuần khi thời tiết thuận lợi cho cây trồng phát triển, một lượng mưa lớn trên khắp Nam Mỹ làm tăng triển vọng vụ mùa, thúc đẩy kỳ vọng về nguồn cung thế giới được cải thiện.

Giá đậu tương kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Chicago giảm 1,6% xuống 13,63-1/2 USD/bush, Phiên trước đó, giá đậu tương đã giảm xuống 13,57 USD/bushel mức thấp nhất kể từ ngày 11/1/2021.

Giá lúa mì kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn Chicago giảm 0,9% xuống 6,66-1/2 USD/bushel và ngô giảm 0,6% xuống 5,22-3/4 USD/bushel.

Tiến độ thu hoạch đậu tương tại Brazil mới chỉ đạt 0.4%, thấp hơn so với mức 1.8% cùng kỳ năm ngoái. Agrural cũng cho biết, sau giai đoạn khô ráo gây trì hoãn gieo trồng đậu tương, mưa và nhiệt độ thích hợp đã tạo điều kiện cho sự phát triển của cây trồng trong tháng 1. Tuy nhiên, tại một số bang bao gồm Grande do Sul, Maranhão, Tocantins, Bahia và phía bắc và phía đông của Mato Grosso, lượng mưa không đủ vẫn gây lo ngại về chất lượng của cây đậu tương tại đây. Trong tuần này, Agrural sẽ đưa ra mức dự báo mới cho sản lượng đậu tương tại Brazil.

Thu hoạch ngô ước tính đạt 3.4% diện tích dự kiến, cao hơn so với mức 2.5% cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn việc thu hoạch ngô được thực hiện tại Rio Grande do Sul và Santa Catarina, nơi mà năng suất bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thời tiết khô hạn trong thời gian vừa qua. Chính phủ Brazil dự báo sản lượng ngô vụ 1 đạt 23.911 triệu tấn trên tổng số 102.313 triệu tấn trong cả hai vụ. 

Hầu hết các vùng trồng trọt của Brazil tăng giá do vụ mùa thu hoạch không đạt năng suất cao khi gặp thời tiết bất lợi, điều này giúp giảm bớt lo lắng về nguồn cung.

Chính phủ Brazil dự báo sản lượng ngô vụ hè đạt 23,911 triệu tấn và tổng sản lượng ngô là 102,313 triệu tấn trong năm nay.

Phần lớn ngô của Brazil được trồng trong các khu vực trồng đậu nành sau khi nông dân thu hoạch hạt có dầu.

Các nhà kinh doanh ngũ cốc Ukraine cho biết họ không thấy có cơ sở nào để hạn chế xuất khẩu ngô cho niên vụ 2020/21. Bộ kinh tế Ukraine và các liên đoàn nông nghiệp sẽ có quyết định vào ngày 25/1/2021 xem có hạn chế xuất khẩu ngô cho niên vụ 2020/21 ở mức 22 triệu tấn hay không.

Các hiệp hội chăn nuôi gia súc và gia cầm trong nước tuần trước đã yêu cầu chính phủ hạn chế xuất khẩu ngô ở mức đó để tránh tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi.

Nga, một trong những nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, nước này đang có kế hoạch áp thuế xuất khẩu lúa mì cao hơn từ ngày 1/3/2021, nhằm tìm cách kiềm chế sự gia tăng giá lương thực trong nước do cuộc khủng hoảng COVID-19 gây ra.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ báo cáo doanh số bán ngô tư nhân của Hoa Kỳ đạt tổng cộng 128.000 tấn cho Nhật Bản và 100.000 tấn cho Israel, cả hai đều được giao cho năm tiếp thị 2020/21.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Trung Quốc- nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới đã mua kỷ lục 11,3 triệu tấn ngô nhập khẩu trong năm ngoái.

Lúa mì cũng được hưởng lợi từ việc Trung Quốc gia tăng nhập khẩu, với mức kỷ lục 8,38 triệu tấn lúa mì được nhập khẩu vào năm 2020.


Có thể bạn quan tâm

gia-lon-hoi-21-1-2021-tiep-tuc-o-muc-cao-du-bao-tet-khong-tang-dot-bien Giá lợn hơi 21/1/2021 tiếp… gia-lon-hoi-ngay-20-1-2021-tang-tren-thi-truong-ca-nuoc Giá lợn hơi ngày 20/1/2021…