Tin thủy sản Thức ăn thủy sản từ tảo biển

Thức ăn thủy sản từ tảo biển

Tác giả Tiến sĩ Eric Henry - BP NCKH, Cty Reed Mariculture, Mỹ, ngày đăng 16/09/2017

Những năm gần đây, tảo biển trở thành nguồn nguyên liệu tiềm năng cho ngành thức ăn thủy sản và cũng là tâm điểm của ngành dinh dưỡng vật nuôi bền vững.

Tảo biển, thức ăn tiềm năng cho thủy sản   Ảnh: PTC

Tiềm năng

Hiện có vô số trang web nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng của tảo biển hoặc chào bán các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có thành phần tảo biển hoặc tuyên bố ra mắt sản phẩm thức ăn thủy sản mới với thành phần tảo biển mặc dù không có đầy đủ thông tin kỹ thuật về sản phẩm này. Điều này lại cho thấy thực tế nhu cầu sử dụng nguyên liệu thay thế bột cá, dầu cá là rất lớn và nhận thức về nguồn bột cá, dầu cá đang thiếu bền vững ngày càng tăng trong ngành thức ăn thủy sản.

Bột cá, dầu cá có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng rộng rãi do sự phát triển rầm rộ của ngành nuôi cá biển giá trị thương phẩm cao như cá chẽm, cá tráp, cá hồng Mỹ, cá mú, cá cam… Những loại cá này đòi hỏi nguồn thức ăn chứa hàm lượng protein và axit béo omega-3 rất cao mà các nguồn dinh dưỡng thực vật khó đáp ứng. Đó là lý do ngành thức ăn thủy sản cần đến tảo biển.

Tảo biển (Algae), bao gồm cả macroalgae (còn gọi là seaweed - rong biển) và vi tảo (Ví dụ: thực vật phù du) luôn được coi là một nguồn dinh dưỡng phù hợp với rất nhiều loại tôm, cá nuôi. Trong đó, có nhiều loại tảo đã được khoa học công nhận là nguyên liệu thức ăn thủy sản cao cấp, có thể sử dụng làm thức ăn trực tiếp cho cá hoặc sản xuất các sinh vật phù du dị dưỡng (Ví dụ: luân trùng rotifier, copepods, Artemia) làm thức ăn nuôi ấu trùng tôm, cá và nhuyễn thể.

Giá trị dinh dưỡng

Protein

Bột cá là thức ăn thủy sản phổ biến nhất là do chứa hàm lượng protein cao, gồm tất cả các loại axit amino thiết yếu. Rất nhiều nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc thực vật thiếu hụt những loại axit amin cần thiết như axit amino (gồm lysine, methonine, threonine và tryptophan). Nhưng các phân tích khoa học cho thấy rong và vi tảo đều chứa tất các các loại axit amino thiết yếu.

Chất béo

Một số loại chất béo nhất định, còn được gọi là “PUFA” được chứng minh rất tốt cho tim mạch của con người. Nhưng không phải lúc nào những loại “dầu cá” này được người tiêu dùng chấp nhận ở một sản phẩm có nguồn gốc từ tảo biển. Do đó, đưa loại “dầu cá từ thực vật”  này vào thức ăn thủy sản sẽ mang lại lợi ích cho cả người nuôi cá  và người tiêu dùng.

Ngành dinh dưỡng vẫn đang nỗ lực chứng minh tảo biển là nguồn dinh dưỡng thay thế tốt nhất cho sản phẩm dầu cá trong thức ăn thủy sản, đặc biệt là các loại axit béo DHA, EPA và ARA. Nhiều nghiên cứu đã phân tích về hàm lượng PUFA của vi tảo, đặc biệt là các loại vi tảo đã được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; vì đây cũng là những loại tảo được công nhận là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và cần thiết nhất để sản xuất ra những loại sinh vật phù du dị dưỡng làm thức ăn nuôi ấu trùng cá.

Tảo trong thức ăn công thức

Rất nhiều loại vi tảo và rong biển đã được kết hợp trong công thức thức ăn cho cá. Kết quả cho thấy chúng hoàn toàn phù hợp với nhiều loại cá như rô phi, cá rockfish Hàn Quốc, cá tráp Nhật Bản, cá chẽm châu Âu, cá tuyết cod Atlantic và cá hồi… Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này bộc lộ nhiều thiếu sót khi chưa chỉ ra được những nhân tố dinh dưỡng quan trọng nhất trong tảo biển.

Những năm gần đây, tảo biển được đặc biệt quan tâm như một nguồn thức ăn sinh học. Tuy nhiên, việc lựa chọn tảo biển để sản xuất nhiên liệu sinh học không phải là phương án tối ưu như sử dụng làm nguyên liệu thức ăn thủy sản. Ngoài ra, những áp lực kinh tế và phương thức sản xuất sinh học chi phí thấp có thể dẫn tới việc hàm lượng protein cùng sự nhiễm khuẩn sẽ khiến nguồn nguyên liệu này không còn thích hợp khi sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

Chọn đúng loại tảo

Ngoài hàm lượng protein/axit amino, lipid/PUFA/sterol và chất tạo sắc tố, trong tảo còn nhiều thành phần khác mà chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn làm nguyên liệu thức ăn thủy sản. Chủng loại và số lượng của các chất ngoại bào cao phân tử (extracellular polysaccharides) rất dồi dào ở một số loại tảo có thể can thiệp vào việc hấp thu dưỡng chất hoặc ngược lại, có thể trở thành chất kết dính hữu dụng trong sản xuất thức ăn dạng viên. Vách tế bào dày của vi tảo như là Chlorella có thể ngăn chặn việc hấp thu những dưỡng chất của tế bào.

Những hợp chất kìm hãm như phenolic trong một số loại tảo bẹ, hay hợp chất brome trong tảo đỏ có thể khiến loại tảo đó không còn thích hợp làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi dù chúng có hàm lượng dinh dưỡng cao. Tùy điều kiện tăng trưởng và quy trình chế biến, tảo có thể chứa hàm lượng cao các nguyên tố vi lượng bất lợi cho vật nuôi.

Một phân tích kinh tế gần đây (Beal et al.2015, Maisashvili et al.2015, Voor et al.2015) đã cung cấp những thông tin hữu ích và sâu rộng về quy trình kỹ thuật và tác động của thị trường sẽ quyết định tảo có trở thành nguồn nguyên liệu đầu vào tiềm năng cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi hay không. Do đó, dù giá trị dinh dưỡng cao nhưng việc sử dụng tảo vào trong sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn gặp nhiều khó khăn bởi chi phí sản xuất và chế biến cao.


Có thể bạn quan tâm

quan-ly-thuy-san-mua-mua-bao Quản lý thủy sản mùa… vasep-xuat-khau-tom-sang-my-giam-nhung-chua-dang-lo VASEP: Xuất khẩu tôm sang…