Tối ưu tăng trưởng cá biển nuôi bằng việc bổ sung DHA hợp lý
Đầu năm nay, các nhà khoa học Hàn Quốc đã đưa ra mức DHA tối ưu trong chế độ ăn của cá vẹt Nhật Bản. Và qua đó củng cho thấy Axit docosahexaenoic (DHA) là một nhân tố hứa hẹn đầy tiềm năng trong ngành công nghiệp nuôi biển trên thế giới.
Tại Việt Nam, các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của các loại acid bên trong cơ thể cá vẫn còn khan hiếm, chính vì thế chưa thể xác định được hàm lượng tối ưu của những hợp chất quan trọng trong cơ thể cá. Dẫn đến việc sử dụng thức ăn và phụ gia trở nên kém hiệu quả.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy khi cá hồi được bổ sung DHA vào quá trình nuôi sẽ tăng cường khả năng chuyển hóa lipid cũng như hoạt động đồng hóa được cải thiện một cách rõ rệt. Do đó để tối ưu ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi cá biển thì cần có những nghiên cứu chuyên sâu về mức bổ sung DHA hợp lý cho từng loài riêng biệt.
Một thử nghiệm của các nhà khoa học Hàn Quốc đã được tiến hành để xác định mức độ tối ưu và ảnh hưởng của sự bổ sung acid docosahexaenoic (DHA, 22: 6n-3) đối với tăng trưởng và phản ứng miễn dịch không đặc hiệu trên loài cá vẹt Nhật Bản Oplegnathus fasciatus.
Axit docosahexaenoic
Axit docosahexaenoic (DHA) là một axit béo thuộc nhóm Omega-3, là thành phần cơ bản của võ não, võng mạc và não của động vật. DHA có thể được tổng hợp từ axit alpha-linolenic hoặc thu được trực tiếp từ sữa động vật, dầu cá hoặc tảo.
Nghiên cứu của Takeshi Watanabe (1993), cho thấy động vật thủy sản rất cần sự có mặt của DHA trong cơ thể của chúng cho hoạt động sinh học diễn ra một cách bình thường. Các hoạt động sinh lý và trứng của các loài cá biển sẽ phát triển không bình thướng khi thiếu DHA trong cơ thể chúng.
Acid docosahexaenoic (DHA) dạng bột
Nghiên cứu mức DHA bổ sung cho cá biển nuôi
Một nhóm cá ăn chế độ ăn cơ bản không bổ sung DHA được sử dụng làm nhóm đối chứng, và sáu chế độ ăn khác đã được chuẩn bị bằng cách bổ sung 4, 8, 12, 16, 20 hoặc 40g DHA/kg thức ăn. Những khẩu phần này không bao gồm axit eicosapentaenoic hoặc hàm lượng axit arachidonic. Nồng độ DHA thực tế của khẩu phần ăn là 1, 4.8, 8.9, 13.1, 17.6, 21.2 và 41.4 g/kg ( được ky hiệu là DHA1, DHA4.8, DHA8.9, DHA13.1, DHA17.6, DHA21.2 và DHA41.4 tương ứng).
Nồng độ DHA thực tế của khẩu phần ăn a/Kg thức ăn | Nghiệm thức |
1 | DHA1 |
4.8 | DHA4.8 |
8.9 | DHA8.9 |
13.1 | DHA13.1 |
17.6 | DHA17.6 |
21.2 | DHA21.2 |
41.4 | DHA41.4 |
Kết thúc thử nghiệm cho ăn, trọng lượng cơ thể cuối cùng, tăng trọng, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của nhóm cá ăn tử 13.1gDHA/Kg thức ăn trở lên cao hơn một cách đáng kể so với các nhóm cá còn lại (P <0,05).
Phân tích chi tiết về tăng hiệu quả tăng trọng cho thấy mức DHA tối ưu khi bổ sung vào chế độ ăn của cá vẹt Nhật Bản là 11.9g/kg thức ăn.
Hoạt tính ức chế Superoxide dismutase (hợp chất chống oxy hoá của hệ thống miễn dịch) trên nhóm cá DHA 13.1 và DHA 17.6 cao hơn đáng kể so với khẩu phần DHA 1.0, DHA 4.8 và DHA 8.9. Cá nuôi DHA 17.6, DHA 21.2 và DHA 41.4 cho thấy hoạt tính lysozyme cũng cao hơn đáng kể so với khẩu phần DHA 1.0, DHA 4.8 và DHA 8.9.
Acid docosahexaenoic (DHA) dạng lỏng.
Từ các kết quả trên, các nhà khoa học đưa ra mức DHA tối ưu trong chế độ ăn của cá biển có thể lớn hơn 11,9g/kg nhưng nhỏ hơn 13,1g/kg trong khẩu phần ăn. Nghiên cứu này tạo cơ sở cho việc phát triển nuôi cá biển tại Việt Nam áp dụng hàm lượng tối ưu này vào quá trình nuôi. Và cũng cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để tối ưu hóa tăng trưởng và miễn dịch cho các loài cá biển nuôi có giá trị kinh tế ở nước ta như cá song, cá vược, cá bớp...
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ