Tôm bị chai vòi, vỏ nhăn nheo, thô ráp
Trong các mô hình nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp, tuy sử dụng thức ăn công nghiệp triệt để, nhưng tôm vẫn có nguy cơ thiếu các khoáng chất, vitamine…và điều này ít được người nuôi quan tâm. Đồng nghĩa với mô hình nuôi trên, mật độ thả nuôi sẽ dày hơn, các loại thuốc, hóa chất, vôi, phân bón các loại được đưa xuống ao nuôi đến mức lạm dụng. Không kể yếu tố mùa vụ, không để ao nuôi nghỉ ngơi, tôm được nuôi gần như quanh năm, chính quá trình nuôi nghịch vụ, làm cho các thông số môi trường ao nuôi luôn diễn biến thất thường.
Để khắc phục, ổn định thông số môi trường ao nuôi, người nuôi nôn nóng kích thích tôm ăn nhiều, mau lớn. Nhiều yếu tố tác động, thúc giục họ nhanh chóng dùng các loại thuốc kích thích sinh trưởng, các loại men tiêu hóa, các loại kháng sinh tổng hợp. Sự cân bằng giữa môi trường, và sức khỏe tôm nuôi mất dần, mầm bệnh xâm nhập vào ngày càng nhiều, bắt đầu phát huy tác hại. Diễn biến thói quen lại trỗi dậy, vẫn các loại thuốc đó, hóa chất đó, đôi khi dùng thêm cả những loại thuốc khuyến cáo nên hạn chế sử dụng, dùng với liều lượng cao hơn, thường xuyên hơn, lạm dụng hơn.
Môi trường vùng nuôi chết dần sau mỗi vụ nuôi, khả năng cải tạo ngày càng khó khăn hơn, rủi ro trong ao nuôi sảy ra thường xuyên hơn, các loại bệnh diễn biến phức tạp hơn. Điều gì sẽ sảy ra trong những ao nuôi như vậy ?.Do nuôi mật độ dày dễ làm tôm phân đàn, chậm lớn, tỉ lệ sống thấp. Dùng thuốc, hóa chất nhiều, dễ làm tôm chai, còi, dễ cảm nhiễm với dịch bệnh, môi trường thay đổi. Trước khi lột vỏ tôm đòi hỏi đáp ứng đầy đủ lượng canxi để tái tạo lớp vỏ mới, nếu không đáp ứng kịp thời, vỏ tôm có nguy cơ sần sùi, thô ráp.
Không cập nhật, đồng bộ kỹ thuật nuôi, nên không kịp thời bổ xung những dưỡng chất, tôm có hiện tượng thiếu chất, vỏ tôm nhăn nheo, thô ráp. Như vậy, giải quyết các vấn đề trên đòi hỏi người nuôi phải tuân thủ yếu tố mùa vụ nuôi, áp dụng đúng, đầy đủ qui trình kỹ thuật.
Thả tôm đúng mật độ khuyến cáo, chủ động bổ xung thêm thành phần Ca/P và các Acid amine thiết yếu bằng cách trộn trong thức ăn, theo liều lượng ghi trên bao bì sản phẩm. Hạn chế dùng các loại thuốc, hóa chất, phân, vôi. Trong ao nuôi, khi tôm có hiện tượng vỏ nhăn nheo, ngoài việc bổ xung các thành phần trên cũng nên dùng các kỹ thuật hạ nước thay nước mới, dùng thuốc diệt cá Saponine, dùng Formol để kích tôm trong ao nuôi lột xác thay lớp vỏ mới.
Tags: tom bi chai voi, vo nhan nheo, ky thuat nuoi tom, nuoi trong thuy san
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ