Tôm chết hàng loạt, người nuôi lao đao
Vụ tôm năm nay, hàng trăm hộ nuôi tôm ở vùng ven phá Tam Giang các huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang… tỉnh Thừa Thiên-Huế lại đối mặt với dịch bệnh tôm nuôi...
Phần lớn tôm nuôi bị chết do bệnh đốm trắng và bị ô nhiễm môi trường
Nắng nóng kéo dài khiến nhiều vùng nuôi tôm trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai của tỉnh Thừa Thiên - Huế xảy ra tình trạng tôm nuôi chết hàng loạt. Tại thời điểm này, gần 80% trên tổng số 100 hồ tôm của thị trấn Sịa bị thiệt hại do dịch bệnh đốm trắng và bệnh vì ô nhiễm môi trường.
Ông Phan Chậm, thôn An Gia, người có thâm niên 15 năm nuôi tôm bên phá Tam Giang cho biết: Mọi năm vào thời điểm này, dịch bệnh trên ao hồ nuôi xen ghép chỉ xảy ra rải rác ở một vài hồ. Năm nay, ngay từ đầu vụ nuôi vào cuối tháng 2 đến nay, tôm chết liên tục khiến người nuôi tôm rơi vào cảnh khốn khó.
Ông Chậm thả nuôi gần 3 héc ta xen ghép các đối tượng cá. Bình thường tôm nuôi 3 tháng trở lên là thu hoạch nhưng vụ này mới nuôi được 1,5 tháng tôm đã bị bệnh chết, gia đình ông thiệt hại gần 100 triệu đồng:
Tương tự, tại các xã Quảng An, Quảng Công, Quảng Phước…, huyện Quảng Điền, tình trạng tôm, cua nuôi xen ghép cũng chết hàng loạt. Các địa phương đang triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm giảm thiệt hại trên diện tích còn lại.
Tôm nuôi ở vùng đầm phá Tam Giang chết hàng loạt
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền, gần 130ha trên tổng số khoảng 600ha tôm nuôi ở đây bị bệnh chết. Ngoài yếu tố thời tiết, tôm bị dịch bệnh còn do hồ nuôi trồng thủy sản chưa đảm bảo an toàn. Tại vùng nuôi ven phá Tam Gian chưa có hệ thống xử lý nước thải, ao lắng nước. Các hộ nuôi khi xảy ra dịch bệnh thường “vớt ” tôm non, xả thải ra môi trường, xử lý ao hồ không kỹ khiến dịch bệnh lây lan nhanh.
Bà Trần Thị Thanh Nhã, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Quảng Điền cho rằng: Nguyên nhân tôm chết chủ yếu là do bệnh đốm trắng tiềm ẩn trong môi trường nuôi từ những vụ trước. Khi nắng nóng kéo dài, tảo phát triển nhanh ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của tôm. Ngoài ra, con giống thả nuôi có chất lượng kém, nên tôm chậm lớn, kém thích ứng với môi trường dẫn đến dịch bệnh.
Trước tình trạng dịch bệnh ở tôm nuôi có nguy cơ lan rộng tại các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang…, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã kiểm tra, lấy mẫu tại nhiều ao nuôi, đồng thời quan trắc môi trường thủy sản tại 15 điểm trên đầm phá và ven biển để kịp thời cảnh báo người nuôi.
Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Dịch bệnh trên tôm qua kiểm tra chủ yếu là bệnh đốm trắng. Hiện Chi cục đã cấp 15 tấn cloramin cho các địa phương để xử lý môi trường hồ nuôi.
Ngành Nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tập trung giúp dân phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi. Tuy nhiên, việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan chỉ là biện pháp đối phó trước mắt. Về lâu dài, địa phương này đang hướng tới các quy trình nuôi tôm đảm bảo an toàn, phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ