Tin thủy sản Tôm giống làm nóng đầu vụ

Tôm giống làm nóng đầu vụ

Tác giả Hoàng Nhã, ngày đăng 05/03/2024

Không phải chi phí vật tư đầu vào tăng cao, cũng không phải do biến động thất thường của thời tiết và môi trường hay thị trường tiêu thụ, mà nguyên nhân chủ yếu khiến vụ tôm nước lợ năm 2024 “nóng” lên ngay từ khi mới khởi đầu chính là ở chất lượng con giống.

Con giống chất lượng quá kém

Theo ông Hoàng Thanh Vũ, Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực nuôi thủy sản của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, về tổng quan mà nói, những năm gần đây, chất lượng con giống có sự giảm thấp. Nếu như bệnh EHP có từ những năm trước đến nay vẫn chưa giải quyết được thì nay có thêm bệnh TPD (Bệnh hậu ấu trùng trong suốt trên tôm) gây thiệt hại tôm nuôi từ rất sớm. Ông Vũ dẫn chứng: “Mới hôm 23-2, tôi có tiếp xúc với một chủ trại nuôi lớn ở Khánh Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) thì được anh cho biết, đợt trước Tết, tôm thả chỉ 10-11 ngày là tôm chết sạch, hiện mới thả lại 8-11 ngày cũng chết hết luôn. Tôi nói vui với anh, đây là chuyện bình thường thôi, chứ anh thả mà không chết mới là bất thường”.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Câu chuyện chất lượng tôm giống bắt đầu được làm nóng lên khi ông Lê Văn Cần – một đại lý và là người nuôi tôm lớn ở huyện Long Phú (Sóc Trăng), phản ánh: “Ðầu năm đến giờ thả giống của công ty nào cũng chết. Tôi có khoảng 20 ao, cộng thêm khách hàng thường xuyên khoảng 200 ao nữa, nhưng qua theo dõi đầu năm đến giờ thiệt hại khoảng 80% trở lên. Riêng bản thân tôi thả nuôi 8 lần nhưng chỉ đạt có 1 lần”. Ông Võ Văn Phục, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam (Vinacleanfood), thẳng thắn nhận xét: “Có thể nói, chất lượng con giống đầu năm đến nay là rất tệ. Trại tôi trước khi thả giống không có mầm bệnh trong các ao nuôi nhưng sau khi thả một thời gian thì xuất hiện bệnh. Những năm trước, tỷ lệ nhiễm bệnh tháng đầu rất thấp, nhưng năm nay bệnh xuất hiện khá nhiều và mặc dù phát hiện sớm và có giải pháp phòng trị nhưng tỷ lệ sống bị giảm đáng kể”.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Ðó là câu hỏi được doanh nghiệp, đại lý và người nuôi tôm đặt ra tại Hội thảo “Giải pháp để có nguồn giống tôm chất lượng cho vụ nuôi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng” do Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) tổ chức vào ngày 24-2 vừa qua. Theo ông Phục, hiện nay người nuôi tôm nhỏ lẻ rất gian nan, không chỉ về chi phí mà còn ở chất lượng con giống. Họ không có điều kiện để phát hiện bệnh sớm, nên nếu mua phải con giống chất lượng kém, nuôi hơn 10 ngày tôm bị phát bệnh EMS, EHP hay TPD thì coi như chết chắc, người nuôi sẽ rất khổ. Thực tế cho thấy, các đợt thả nuôi trước và sau Tết đối với các ao nuôi truyền thống có tỷ lệ thành công rất thấp, mà một trong số đó có nguyên nhân đến từ con giống kém chất lượng.

Do đó, theo ông Phục và các đại biểu tham dự hội thảo, làm sao để con giống cung cấp ra thị trường không có nhiễm bệnh là trách nhiệm của ai, Bộ cần phân định rõ. Sau khi phân tích các yếu tố có liên quan, ông Phục và các đại biểu đều có chung nhận định, trước hết là trách nhiệm của nhà bán giống và thứ hai là trách nhiệm của nhà quản lý. Ông Phục bức xúc: “Tôi không biết công tác quản lý kiểu gì mà năm nay giống bị nhiễm bệnh ra thị trường nhiều kinh khủng. Tôi có hỏi thăm một số đồng nghiệp, những người nuôi nhỏ giờ họ không dám nuôi, còn người nuôi lớn thậm chí tạm ngưng thả giống lý do là bệnh gan tụy cấp và TPD rất nghiêm trọng. Qua hội thảo này rất mong Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT xác định rõ trách nhiệm quản lý con giống cung cấp ra thị trường thuộc về ai và phải có giải pháp chấn chỉnh. Nếu để tình trạng này kéo dài, người nuôi tôm sẽ ngày càng suy kiệt và điều này là có tội với người dân”.

Không chỉ có những bức xúc, phàn nàn về tình trạng con giống kém chất lượng, các đại biểu còn có những đề xuất, kiến nghị với các cơ quan chuyên môn Trung ương và địa phương về công tác giống. Ông Trịnh Thanh Hồng, xã Ngọc Ðông, huyện Mỹ Xuyên, thắc mắc là chúng ta đã có công nghệ thông tin từ địa phương đến Trung ương nhưng trong giải pháp quản lý tại sao chúng ta lại không đưa vấn đề này vào? “Ví dụ như đơn vị sản xuất, cung ứng con giống nào làm không tốt thì công khai lên các phương tiện thông tin, các trang mạng xã hội để mọi người đều biết và tránh không sử dụng, chứ nếu chỉ kêu gọi nông dân thông minh phải tìm giống tốt để mua thì nông dân sao biết hết được. Còn việc chỉ mua của công ty có uy tín thì người nuôi cũng chỉ nghe đơn vị nào uy tín thì chọn mua chứ còn việc lấy mẫu đi xét nghiệm thì nông dân cũng khó mà làm được” – ông Hồng đề xuất.

Còn theo ông Cần, bao giờ tình trạng con giống kém chất lượng kéo dài thì chúng ta chưa thể nói đến chuyện phát triển bền vững được. Ông Cần cũng cho rằng, các đơn vị cấp Cục, Bộ phải quản lý chặt chẽ hơn đối với các cơ sở sản xuất giống, chứ tỉnh thì không làm được. Hơn nữa, phải xác định đây là trách nhiệm của các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ và cũng là trách nhiệm của Bộ. Ðối với tỉnh, theo ông Cần, cần có số liệu cập nhật, thống kê số lượng giống của mỗi doanh nghiệp đưa về tỉnh thường xuyên về số lượng, tình hình thiệt hại, tỷ lệ thành công để có khuyến cáo công khai cho người dân. Tỉnh cũng nên có một trang trên mạng xã hội nào đó để người dân cập nhật lên tình hình thả nuôi của mình.

Cảm thông với những bức xúc và cả những lời phàn nàn của người nuôi tôm, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Ðình Luân thẳng thắn cho rằng, đây là vấn đề rất đáng để cho chúng ta đặt câu hỏi, tại sao và theo tôi, trong bối cảnh này, giữa các nhà trong chuỗi cần ngồi lại với nhau để tìm ra nguyên nhân, chứ đổ cho nguyên nhân cụ thể nào đó trong lúc này có lẽ là còn quá sớm. Cục trưởng Trần Ðình Luân cũng đề nghị, tới đây các địa phương phải cập nhật danh sách các lô hàng của các doanh nghiệp để làm cơ sở cho đơn vị kiểm tra, còn người dân khi thấy con giống có vấn đề cứ báo ngay để ngành chức năng phối hợp với ngành công an có cơ sở tiến hành thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm, giúp người nuôi tôm yên tâm sản xuất. Ðối với công việc của Cục Thủy sản và của Bộ chúng tôi cam kết sẽ làm hết sức việc này.

may quat nuoc HS

MÁY QUẠT NƯỚC HS

- Oxy hoà tan cao

- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt

- Ưu điểm:

   + Tiêu thụ điện năng thấp

   + Tiêu chuẩn ISO-9001

   + Chất lượng vượt trội

- Ứng dụng:

   + Nuôi tôm thâm canh

   + Nuôi tôm trong nhà

   + Hệ thống ương nuôi tôm


Có thể bạn quan tâm

nuoi-tom-cong-nghe-cao-mot-huong-mo-de-phat-trien-ben-vung-nghe-nuoi-tom Nuôi tôm công nghệ cao… phong-benh-cho-ao-nuoi-tom-cua-bang-co-nan-tuong Phòng bệnh cho ao nuôi…