Tôm nhiễm gregarine mùa nắng nóng
Gregarine làm tôm kém ăn, lớn chậm, giảm hấp thu dinh dưỡng do đó ít tăng trưởng hơn nhiều so với thông thường.
Gregarine là nguyên sinh động vật (protozoa) ký sinh trong ống tiêu hoá của hầu hết các loại tôm. Chúng xuất hiện ở giai đoạn từ 40-50 ngày sau khi thả giống và xuất hiện với tỷ lệ cao hơn đối với ao nuôi có mật độ cao, lượng hữu cơ trong ao quá nhiều và thời tiết nắng nóng kéo dài. Mặc dù không gây ra hiện tượng chết hàng loạt nhưng sự xuất hiện của Gregarine làm tôm kém ăn, lớn chậm, giảm hấp thu dinh dưỡng do đó ít tăng trưởng hơn nhiều so với thông thường.
Gregarine hay còn gọi là ký sinh trùng hai roi, chúng có ít nhất ba chi được tìm thấy là Nematopsis spp, Cephalolobus spp và Paraophioidina spp. Hầu hết các Gregarine có từ 2 đến 3 đốt và đốt cuối cùng có giác bám dùng để bám vào thành dạ dày và ruột tôm. Gregarine ký sinh trong ống tiêu hoá của tôm ở dạng trophozoite (dạng trưởng thành của bào tử động) hoặc ở dạng kén (gametesyst).
Tôm nhiễm bệnh do ăn phải các vật chủ trung gian như ốc, giáp xác hai mảnh vỏ, giun nhiều tơ nhiễm Gregarine hoặc bào tử của chúng. Nhóm nguyên sinh động vật này có thể lây lan rộng rãi trong môi trường nước. Theo một nghiên cứu của tác giả về bệnh trên tôm tại Đài Loan năm 1989 cho thấy có trên 80% tôm sú bị nhiễm Gregarine.
Tôm ăn phải các vật chủ trung gian có nhiễm bào tử Gregarine, bào tử trong thức ăn sẽ nảy mầm thành hạt bào tử (sporozoite) sau đó bám vào cơ quan tiêu hoá của tôm, chúng lấy chất dinh dưỡng từ vật chủ để phát triển thành thể dinh dưỡng (trophozoite). Chúng tấn công vào biểu mô ruột gây tổn thương, tắc nghẽn ruột, làm mất hoàn toàn khả năng hấp thu dinh dưỡng ở ruột trước và ruột sau của tôm. Đồng thời tạo cơ hội cho vi khuẩn khác xâm nhập (điển hình là Vibrio) gây ra các bệnh khác trên tôm. Rất khó để phát hiện tôm nhiễm bệnh ở giai đoạn đầu bằng mắt thường cho đến giai đoạn nặng ruột tôm có màu vàng hoặc vàng nâu. Hầu hết giai đoạn đầu nhiễm bệnh tôm thường ăn ít hơn, chậm lớn trông thấy, tỷ lệ FCR cũng cao hơn đáng kể.
Để phòng bệnh do ký sinh trùng Gregarine gây ra, người nuôi có thể sử dụng các chất kích thích để hỗ trợ sự tăng trưởng và đảm bảo sức khoẻ của tôm nuôi. Trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng các chất kích thích để tối ưu hoá đường ruột trong việc ngăn ngừa ký sinh trùng Gregarine trên tôm tiến hành với 12 bể nuôi tôm được chia thành hai nhóm: nhóm đối chứng có chế độ ăn uống tiêu chuẩn và nhóm có chế độ ăn uống tiêu chuẩn kết hợp với chất kích thích trong suốt 12 tuần cho thấy rằng trọng lượng tôm thu được ở nhóm sử dụng chất kích thích cao hơn so với nhóm đối chứng là 8% và tỷ lệ FCR thu được trong hai nhóm này lần lượt là 1,6 và 1,72. Tỷ lệ hao hụt của cả hai nhóm này vào cuối thử nghiệm được kiểm tra là 10%.
Điều này cho thấy rằng các chất kích thích tối ưu hóa đường ruột tránh được tổn thương đường ruột do các ký sinh trùng gây ra, giúp tôm hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, giảm tỷ lệ hao hụt và do đó cải thiện tốc độ tăng trưởng của tôm. Chúng được thêm vào thức ăn tôm nhằm kích thích khả năng miễn dịch ở tôm, làm tăng khả năng của biểu mô ruột, đồng thời phá vỡ chu kỳ của Gregarines và tránh sự nhân lên của chúng. Các chất kích thích này là các phân tử có nguồn gốc thực vật, cho phép tăng cường khả năng miễn dịch ở tôm, kiểm soát sự xâm nhập của Gregarines. Các chất này có thể được sử dụng trong suốt chu kỳ sản xuất và không để lại dư lượng trong tôm.
Các chất phụ gia cũng được sử dụng để tăng cường hỗ trợ sức khoẻ tôm trong việc phòng tránh các bệnh ký sinh trùng do Gregarine. Một thử nghiệm của trại tôm tại Ecuador cũng cho thấy rằng sử dụng sản phẩm có chứa tinh dầu kinh giới cũng làm giảm lượng Gregarine một cách đáng kể. Sau 5 ngày cho ăn sản phẩm chứa tinh dầu kinh giới 50% cho thấy hiện tượng nhiễm ký sinh trùng giảm xuống mức an toàn.
Ngoài ra để phòng tránh bệnh do ký sinh trùng Gregarine gây ra, bà con cũng cần phải cải tạo ao tốt, loại bỏ vật chủ trung gian như ốc và các loại nguyễn thể hai mảnh, lọc và xử lý nước vỏ trước khi thả tôm; Thức ăn cho tôm bố mẹ, những loại thức ăn tươi sống cần được kiểm tra kỹ hoặc chỉ cho ăn khi đã nấu chín (Lavilla-Pitogo, 2000); Tăng cường quạt khí trong ao vào mùa nắng nóng kéo dài và bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ