Mô hình kinh tế Tranh thủ mùa khô diệt mầm bệnh đốm nâu

Tranh thủ mùa khô diệt mầm bệnh đốm nâu

Ngày đăng 28/11/2015

Trong đó nhiễm nhẹ còn 4.401 ha, nhiễm trung bình 958 ha và không còn nhiễm bệnh nặng; giảm 1.443 ha so cuối tháng 9, mặc dù đang là thời điểm mùa mưa mầm bệnh dễ tái phát và lây lan nhanh.

Có được kết quả này, phải ghi nhận Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh đã bám sát chỉ đạo các trạm bảo vệ thực vật, phòng nông nghiệp các địa phương và chính quyền cơ sở tích cực kiểm tra, đánh giá, khoanh vùng diện tích nhiễm bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời, khống chế ổ dịch không để lây lan.

Mặt khác, được UBND tỉnh cấp hỗ trợ kinh phí 200 triệu đồng để mở 131 lớp tập huấn, hướng dẫn cách phòng trừ bệnh cho cán bộ, nông dân các xã và cấp phát hàng ngàn cuốn sổ tay cách phòng trừ, quản lý tổng hợp bệnh đốm nâu do Chi cục BVTV xuất bản, đã góp phần đẩy lùi bệnh đốm nâu.

Tuy nhiên nguy cơ mầm bệnh đốm nâu có thể phát sinh bất cứ lúc nào, bởi mầm bệnh tồn lưu khoảng 2 năm ở trong đất, tán cây, xác bả thực vật có trên vườn hoặc trên cành, trái bị bệnh không được tiêu hủy đúng cách.

Nguy hiểm hơn bệnh có thể lây lan qua gió, mưa bão, nước và dụng cụ cắt tỉa… Chi cục trưởng Chi cục BVTV Trần Minh Tiến cho biết:

Bệnh đốm nâu trên cây thanh long tuy được khống chế và đẩy lùi nhưng nguy cơ quay trở lại là rất lớn bởi các nguyên nhân.

Trước hết vẫn còn một bộ phận nông dân không tập trung, chú ý hủy nguồn bệnh, vệ sinh vườn và cắt bỏ cành hư; tư tưởng trông chờ vào thuốc đặc trị để khỏi tốn công, ngoài ra giá thanh long thấp nên lơ là, chủ quan trong chăm sóc, phòng trừ bệnh.

Bình Thuận chuẩn bị bước vào mùa khô, theo kỹ sư Trần Minh Tiến đây là dịp thuận lợi để tranh thủ diệt mầm bệnh đốm nâu.

Ngoài các biện pháp hóa học loại trừ bệnh, cách phòng trừ tốt nhất là né bệnh không để phát sinh.

Theo giải pháp của đề tài “Sử dụng biện pháp canh tác để né bệnh đốm nâu trong vườn thanh long” đã được tỉnh công nhận, của nhóm tác giả Chi cục BVTV (từ tháng 11 đến tháng 2 dương lịch) hàng năm, các vườn thanh long cần làm vệ sinh vườn, làm sạch cỏ dại, tỉa cành thông thoáng không cho vườn quá rậm rạp, loại bỏ những cành, quả bị bệnh.

Những cành, quả bị bệnh cần thu gom, tiêu hủy bằng chế phẩm Bio - ADB để diệt trừ mầm bệnh.

Tiếp đến bón phân chuồng ủ hoai hoặc phân hữu cơ kết hợp với phân bón có chứa hàm lượng đạm và lân theo tỷ lệ 3 đạm, 2 lân, 1 kali để kích thích cây ra chồi;

Tăng cường bón thêm phân bón vi lượng có chứa hàm lượng Mg, Ca, Si, Zn để cành non tăng sức chống chịu nắng và bệnh.

Cần lưu ý, tốt nhất 1 năm nên lấy chồi 2 lần, một lứa đầu mùa khô và một lứa giữa mùa khô.

Thực hiện không tưới nước vào buổi chiều và ban đêm để tránh tạo ẩm độ cao dễ cho bệnh phát triển.

Không tưới phun lên tán cây, đặc biệt là dùng bét xoay trên đầu trụ vào chiều tối.

Để phòng bệnh hiệu quả, nông dân cần nghiên cứu, ứng dụng 2 cuốn sổ tay hướng dẫn kỹ thuật quản lý tổng hợp và phòng bệnh đốm nâu của Chi cục BVTV vừa phát hành.


Có thể bạn quan tâm

trong-lan-tren-ao-nuoi-ca-lai-tram-trieu-dong-moi-nam Trồng lan trên ao nuôi… tiet-kiem-dien-trong-san-xuat-thanh-long Tiết kiệm điện trong sản…