Mô hình kinh tế Trị Sâu Đục Cuống Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Vải Thiều

Trị Sâu Đục Cuống Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Vải Thiều

Ngày đăng 27/05/2011

Đối với người dân trồng vải vải thiều ở tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lục Ngạn nói riêng, cùng với biện pháp sản xuất vải thiều sạch an -toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, thì trị sâu đục cuống quả vải được coi là một khâu quan trọng nhằm hạn chế quả vải thiều dụng, góp phần quan trọng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm…

nong nghiep - sau duc cuong qua.jpg

Vụ vải thiều năm 2010, gia đình ông Nguyễn Văn Đức ở thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Hồ (Lục Ngạn) có 10 cây vải lai U hồng ra hoa và đậu quả non rất sai. Tuy nhiên do gia đình ông Đức bận bịu với công việc kinh doanh thức ăn chăn nuôi nên không phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho vườn vải nhà mình được. Vì thế vườn vải lai nhà ông quả rụng mất hơn một nửa. Nhìn quả vải rụng đầy dưới đất, những chùm vải trên cây chỉ còn lại xơ xác, quá sót ruột, ông Đức tìm hiểu thì được biết là vườn vải nhà mình đã bị sâu đục cuống quả gây rụng. Số quả vải còn lại trên cây, tuy đã được chăm sóc bón phân và tưới nước đầy đủ nhưng đến khi thu hoạch rồi mà quả vẫn óp, bóc ra có đến 70% thấy sâu đục cuống quả, trông rất mất cảm tình. Ăn thử cùi vải thì chua chứ không được ngon như những vụ trước… Bởi vậy mà vụ vải thiều năm nay ông Đức đã chăm chỉ thăm vườn nhằm phát hiện và trị sâu đục cuống quả từ sớm.

Không giống với gia đình ông Đức, gia đình ông Tô Văn An (dân tộc Sán Dìu) ở thôn Muối, xã Giáp Sơn (Lục Ngạn) có tổng cộng hơn 500 cây vải thiều. Là hộ đã có từng sản xuất vải thiều VietGAP được nhiều năm nên gia đình ông An đã có kinh nghiệm xử lý sâu đục cuối quả. Bởi vậy, vụ vải thiều năm vừa qua, năng suất vải thiều của nhà ông đạt rất cao, chất lượng quả to đều, mẫu mã sáng đẹp, ăn thơm ngon nên bán được giá bình quân hơn 13 nghìn đồng/kg, tổng trị giá vườn vải thu về hơn 100 triệu đồng…

Như vậy có thể thấy, sâu đục cuống quả vải nếu không được phát hiện, phòng trị kịp thời sẽ chúng sẽ phát triển nhanh và gây hại làm giảm năng suất vườn vải, đồng thời làm cho chất lượng quả vải sụt giảm. Và đây cũng là mối lo ngại lớn nhất đối với các hộ sản xuất vải thiều.

Huyện Lục Ngạn có miệt vườn vải thiều với rộng trên 18.000 ha, trong đó có 1.700 ha vải thiều giống chín sớm. Năm nay vải thiều ra hoa đạt gần 90%, theo số liệu ước tính của cơ quan chuyên môn, sản lượng vải thiều tươi của huyện sẽ đạt từ 80 – 90 nghìn tấn, tăng khoảng 20 nghìn tấn so với vụ trước. Để nâng cao chất lượng quả vải, vụ này, Lục Ngạn đã mở rộng diện tích sản xuất vải thiều sạch – an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP lên 5.700 ha, tăng 1.700 ha so với năm 2010. Theo đó, Phòng NN&PTNT Lục Ngạn đã tổ chức hàng trăm lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc vải thiều VietGAP cho nhân dân, trong đó có biện pháp phòng và trị sâu đục cuống quả vải.

Theo kết quả điều tra của Trạm bảo vệ thực vật huyện Lục Ngạn, hiện nay vải cực sớm đang trong giai đoạn phát triển quả xanh, vải thiều chính vụ đang trong giai đoạn dụng quả sinh lý đợt 1. Trong những ngày vừa qua, nhiệt độ trung bình từ 20 – 35 0C, ẩm độ trung bình từ 75 – 80%, có mưa nắng xen kẽ thuận lợi cho cây vải phát sinh phát triển. Đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng phát sinh và gây hại trên cây vải thiều, trong đó đặc biệt là sâu đục cuống quả.

Bà Phạm Thị Nhĩ, Trạm trưởng Trạm bảo vệ thực vật huyện cho biết: Năm nay đối tượng do sâu đo phát triển và gây hại ít nên các chủ vườn vải thiều ở Lục Ngạn không phun thuốc trừ đồng loạt. Bởi vậy đến nay đối tượng sâu đục cuống quả có điều kiện để phát sinh và gây hại với mật độ cao hơn năm trước. Trung bình có 10 con sâu đục cuống trưởng thành/cây vải thiều, cao cục bộ từ 15 – 20 con/cây. Sâu đục cuống quả trưởng thành hình thức nhỏ và giống con muỗi. Tuy chúng có vòng đời ngắn chỉ từ 24 – 35 ngày nhưng khả năng sinh sản cao, mỗi con đẻ từ 50 – 70 trứng vào cuống ở đầu quả vải. Khi trứng nở thành sâu non sẽ gây hại làm quả vải dụng, ảnh hưởng đến năng suất hoặc làm cho chất lượng quả vải giảm đi. Sâu đục cuống quả trưởng thành phát triển rộ từ 18 – 25/5 trên các trà vải, sâu non sẽ gây hại từ 20/5 trở đi với mật độ cao. Bởi vậy Trạm bảo vệ thực vật đang khuyến cáo bà con trong huyện thường xuyên thăm vườn, phát hiện sớm sâu đục cuống quả để phun thuốc phòng trừ kịp thời mang lại hiệu quả cao. Thời gian phun thuốc đạt hiệu quả cao nhất từ 20 – 28/5/2011. Với những vườn có mật độ sâu đục cuống cao thì người dân cần thực hiện phun thuốc 2 đợt, đợt sau cách đợt trước từ 5 – 7 ngày.

Các loại thuốc được khuyến cáo để phun phòng trừ sâu đục cuống quả vải gồm: Thuốc hoạt chất (Anpha – cypemethrin 5 – 10% hoặc Cypemethrin 10 – 25%; hoạt chất Abamectin 1.8 hoặc 3.6); Emamectin 2EC, Pemethrin 50 EC … như những loại thuốc Cyperan 10 EC; Javitin 3.6, Emalusa 20,5 EC, Tasieu hoặc Peran 50 EC. Nồng độ sử dụng theo hướng dẫn ghi trên nhãn mác của từng loại thuốc, sử dụng phun ướt đều trên lá vải


Có thể bạn quan tâm

gan-9-ha-dien-tich-nuoi-tom-bi-benh-dom-trang Gần 9 Ha Diện Tích… vo-mong-cao-su-10-nam-khong-cho-mu Vỡ Mộng Cao Su 10…