Triệu chứng bệnh đốm trắng trên tôm sú thường gặp
Trong nghề nuôi tôm sú thì bệnh dịch luôn là rủi ro và sẽ gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Bệnh đốm trắng trên tôm sú là một trong những bệnh thường gặp và có tỷ lệ chết khá cao, thời gian tôm chết nhanh. Cần phải có một kiến thức cơ bản về bệnh như hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng để có chiến lược, cách thức phòng ngừa. Bài viết dưới đây sẽ trang bị cho người nuôi tôm kiến thức cơ bản về bệnh đốm trắng này để có những biện pháp điều trị nhanh chóng, kịp thời giúp giảm thiểu rủi ro.
Phát hiện bệnh đốm trắng trên tôm sú
Triệu chứng bệnh đốm trắng ở tôm sú có thể nhiều loại, do nhiều nguyên nhân. Có thể do tác nhân môi trường hoặc vi khuẩn, virus. Mỗi tác nhân gây bệnh đốm trắng trên tôm sú sẽ có những đặc điểm khác nhau và cần xử lý khác nhau.
Các tác nhân gây bệnh đốm trắng trên tôm sú
Bệnh tôm sú có thể do khâu cải tạo ao sử dụng lượng vôi lớn làm pH trong nước lớn và kéo dài. Cùng với đó là độ cứng của nước cao, tôm hấp thu quá nhiều Ca2+ và Mg2+ làm hình thành những đốm trắng (đốm vôi) trên vỏ tôm sú.
Hội chứng đốm trắng trên tôm sú có thể do các vi khuẩn tấn công.
Tôm bị đốm trắng cũng có thể do virus có độc lực mạnh, tấn công nhiều mô tế bào khác nhau của tôm, thường trên tế bào biểu mô da. Gây chết trên mọi giai đoạn phát triển từ ấu trùng đến tôm giống và tôm trưởng thành.
Biểu hiện thông thường bệnh đốm trắng trên tôm sú
Yêu tố môi trường có thể là tác nhân gây ra bệnh đốm trắng ở tôm sú. Biểu hiện là tôm có đốm trắng ở vỏ đầu ngực hay phần vỏ ở vùng sống lưng nhưng vẫn khỏe mạnh, không có tôm tấp bờ, tôm vẫn hoạt động và ăn bình thường; nhưng, chu kỳ lột xác sẽ dài hơn bình thường và tôm sinh trưởng chậm hơn đàn tôm khác cùng đợt.
Là loại dịch bệnh ở tôm sú khá nguy hiểm, gây rủi ro nhiều cho người nuôi tôm sú từ trước tới nay. Khi xâm nhập vào tôm, virus sẽ cư trú ở các bộ phận của tôm như mô dạ dày, mang, trứng, mắt, chân bơi, … những virus này sẽ sinh sản nhanh chóng làm tôm nhiễm bệnh và sau đó tiếp tục phát tán ra môi trường xung quanh gây bệnh cho cả đàn tôm sống cùng trong ao. Quá trình bệnh thường gặp rõ ràng nhất của tôm bị mắc căn bệnh đốm trắng đó là tôm ăn nhiều đột biến, sau đó ngơi dần. Tôm có thể bị bệnh lý đen mang hay cụt râu, tôm có thể có phần vỏ đầu ngực hoặc đốt cuối mang xuất hiện đốm trắng đường kính 1-3mm. Thân tôm đôi khi chuyển sang màu đỏ. Bệnh lý bùng phát trong vòng từ 3-7 ngày, tỉ lệ chết vô cùng cao.
Đối với tôm sú bị bệnh đốm trắng do vi khuẩn thì tôm dạt vào bờ rất nhiều, một số bị chết, hầu hết bị đóng rong, mang bị bẩn. Có đốm trắng trên vỏ đầu ngực, tôm trong nhá ăn bình thường. Nhìn chung tôm có ăn chậm hơn nhưng không đáng kể.
Bài viết trên đã chia sẻ cho người nuôi về căn bệnh đốm trắng trên tôm sú. Căn bệnh này trên tôm là vô cùng nguy hiểm và gây ra tỉ lệ chết vô cùng cao cho tôm. Hy vọng qua bài viết này mọi người có thể tích lũy thêm kiến thức để có thể phát hiện và trị bệnh đốm trắng trên tôm sú sớm nhằm giảm thiểu rủi ro.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ