Từ người cày thuê trở thành tỷ phú quản lý 1.000ha đất
Ông kể: “Năm 14 tuổi, tôi một buổi đi học, thời gian còn lại ôm vô lăng chiếc máy cày đi cày thuê kiếm tiền phụ mẹ”. Đầu những năm 1990, khi Đông Âu sụp đổ, các nông trường quốc doanh hợp tác trồng cao su bị bỏ hoang, ông nhận 70ha đất ở Bời Lời (Tây Ninh), khai hoang phục hoá trồng mía. Đất vùng này thiếu nước, vụ đầu tiên hệ thống tưới không đảm bảo nên ông lại thua lỗ, phải 3 năm sau mới trả hết nợ.
Khi cả 2 vùng Tân Uyên và Bời Lời cây mía ổn định, mỗi năm sinh lợi trên 500 triệu đồng (thời điểm trước 1995), ông được mọi người gọi là “Huy mía”. Dành dụm được số vốn tương đối lớn, ông về “rốn phèn” Đồng Tháp Mười (Long An) khai hoang 240ha đất trồng mía. Không may, trồng cây nào chết cây đó, vốn liếng mất sạch bởi phèn quá nặng, không cây gì sống nổi.
Dự đoán khó làm giàu với cây mía, ông Út Huy quyết định bỏ cây mía và tái thiết cây trồng trên đất phèn. Trước khi “tái thiết”, ông khăn gói tới Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam làm “học trò”. Sau thời gian thọ giáo các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu như GS Võ Tòng Xuân, TS Nguyễn Minh Châu…, ông Út Huy quyết định đưa dưa hấu và ớt vào Đồng Tháp Mười “chiến đấu” với đất phèn.
Và kết quả thành công ngoài mong đợi, với năng suất bình quân 25 – 30 tấn/ha, mỗi năm ông Út Huy cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn ớt. Đến 2007, ông quyết định chuyển sang trồng bưởi da xanh, xoài, mít và cây thanh long. Hiện nay toàn bộ diện tích đã cho trái, kết quả rất khả quan...
Trước đó, song song với trồng ớt và dưa hấu, khoảng năm 2000, ông Út Huy đưa mấy chiếc xe múc xuống xã Liêu Tú (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) đào ao thuê. Vừa làm công vừa học nghề, đến năm 2001, ông đầu tư nuôi 17 ao tôm. “Năm đầu tiên thất bại, tôi mất mấy tỷ bạc. Hiểu ra là không thể nóng vội với con tôm, tôi dẹp mấy ao tôm qua một bên rồi lang thang khắp đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tầm sư học đạo. Cũng may là thời điểm này 240ha ớt ở Long An, 70ha cao su ở Bình Dương và 80ha sắn ở Tây Ninh… đều thu lãi nên tôi không phải lăn tăn chuyện vốn liếng” - ông nói.
Sau hơn 1 năm trang bị thêm kiến thức nuôi tôm theo công nghệ sinh học, ông quay lại Sóc Trăng và đầu tư lớn để nuôi tôm trên diện tích 100ha. Lần này thì ông đã thành công. Sau đó ông sang Bạc Liêu gom tiếp 60ha để mở rộng diện tích. Tới nay, diện tích nuôi tôm của ông ở 2 tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng là 160ha.
Hiện ông Võ Quan Huy đang quản lý hơn 1.000ha đất nông nghiệp với nhiều trang trại ở nhiều địa phương. Trong đó, gần 1.000ha đất chuyên canh tôm, nuôi vỗ béo bò Úc, trồng trà, 140ha trồng chuối. Trại chuối 70ha tại xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh và trại còn lại ở xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, Long An đều trồng theo quy trình sạch. Tổng mức đầu tư cho cả hai trại chuối khoảng 50 tỷ đồng. Để tiện cho việc xuất khẩu chuối đi Nhật Bản, Malaysia..., ông Huy xây dựng hệ thống diệt khuẩn, nhà đóng gói và kho lạnh ngay trong trang trại...
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ