Tôm thẻ chân trắng Ứng phó với hội chứng chết sớm

Ứng phó với hội chứng chết sớm

Ngày đăng 17/07/2015

Ông Chamberlain đã gửi bản báo cáo cập nhật mới nhất về hiện trạng dịch bệnh trên toàn thế giới cũng như những nỗ lực ngăn ngừa dịch bệnh tới các thành viên của Ủy ban Tôm thuộc Viện Nghiên cứu Thủy sản Quốc gia. Tại Trung Quốc, dịch bệnh không xuất hiện ở phía Bắc, song các trại nuôi tôm ở phía Đông và Đông Nam, chủ yếu dọc theo Châu Giang và Trường Giang đã xuất hiện dịch bệnh ở “mức trung bình đến mức cao”. 

Thái Lan vẫn tiếp tục phải chịu tổn thất do dịch bệnh gây ra. Sản lượng tôm nuôi quý I/2014 của nước này ước đạt 30.000 tấn, chỉ bằng 30% so với sản lượng 100.000 tấn cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là do nhiệt độ môi trường giảm. Bất chấp những lời cảnh báo về dịch bệnh, sự thiếu hụt sản lượng đã đẩy giá tôm tăng cao, thúc đẩy việc mở rộng nuôi tôm ở Việt Nam mặc dù trong thời gian qua, giá tôm đã giảm xuống 5 USD/kg khiến các trại nuôi không còn mặn mà với việc thả giống.

Tuy nhiên, bức tranh ngành nuôi tôm thế giới vẫn còn một vài điểm sáng: Sản lượng tôm của Malaysia mặc dù còn thấp song một trại nuôi tôm của Agrobest đã ghi nhận sản lượng tôm tăng. Tại Mexico, mặc dù EMS bùng phát tại Nayarit và Sonora, người nuôi tôm vẫn khá thành công, đặc biệt là ở các trại nuôi mới mở ở phía Nam và vùng Vịnh Mexico. Theo ông Chamberlain, GAA dự đoán sản lượng tôm Mexico có thể đạt 55.000 – 60.000 tấn. Tại Ấn Độ, mặc dù được ghi nhận đã xuất hiện dịch bệnh, song các chứng cứ khoa học vẫn được đánh giá là “không phù hợp và không thuyết phục”. Do vậy, ông khuyến nghị người nuôi tôm ở Ấn Độ không nên quá lo lắng về vấn đề này.

Theo ông Chamberlain, nghiên cứu cho thấy EMS, dịch bệnh cũng có thể lây lan thông qua nguồn nước, thức ăn, chất thải, sinh vật phù du, chim. Ông Chamberlain cũng đưa ra một vài khuyến nghị giúp người nuôi tôm kiểm soát dịch bệnh, bao gồm:

- Không sử dụng thuốc kháng sinh: Nghiên cứu tại Trung Quốc và Mexico cho thấy các loại kháng sinh đều không có tác dụng trong việc kiểm soát khuẩn vibrio parahaemolyticus gây ra EMS.

- Sử dụng tôm bố mẹ không bị nhiễm EMS: Chọn lọc giống tôm kháng EMS có thể mang lại hiệu quả.

- Cải thiện thực hành quản lý nông nghiệp: Kiểm soát nguồn nước, chất lượng nền đáy, khử trùng bằng Chlorine hoặc Ozone, có thể sử dụng chế phẩm sinh học và nuôi ghép để cải thiện nguồn nước. Tránh thả mật độ dày. Thường xuyên nạo vét đáy bùn.

- Áp dụng biện pháp cách ly ở giai đoạn ương nuôi: Giai đoạn này cho phép người nuôi tôm kiểm soát lượng tôm giống tốt hơn, cách ly tôm con trong khoảng thời gian hợp lý cũng như đủ thời gian để chuyển tôm đến vùng cách ly tránh lây bệnh.

- Cải thiện cơ sở hạ tầng: Sử dụng ao nhỏ và sâu, phủ bằng bạt nhựa hoặc lưới để có thể dễ dàng khử trùng.

- Xác định các chất phụ gia trong thức ăn chăn nuôi: giúp giảm tỷ lệ mắc EMS, bao gồm các chất ức chế cảm ứng, tinh dầu hoặc chất tăng cường miễn dịch.

Với nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu và chống lại dịch bệnh, GAA cũng thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyến để thu thập dữ liệu báo cáo hiện trạng tại các trại nuôi bị nhiễm EMS nhờ nguồn vốn của Dự án All Fish của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Nghiên cứu Thủy sản thuộc Viện Nghiên cứu Thủy sản Quốc gia và CP.Prima của Indonesia. GAA hy vọng kết quả điều tra sẽ giúp đưa ra biện pháp tốt nhất để chống lại EMS.

Tags: hoi chung tom chet som, ky thuat nuoi tom, nuoi tom, nuoi trong thuy san


Có thể bạn quan tâm

san-xuat-giong-tom-cang-xanh-toan-duc Sản xuất giống tôm càng… cach-phong-benh-cho-ca-mua-nong Cách phòng bệnh cho cá…