Mô hình kinh tế Vị Thuốc Từ Cây Ngũ Trảo

Vị Thuốc Từ Cây Ngũ Trảo

Ngày đăng 06/03/2012

Cành non hình vuông có lông mịn màu xám. Lá mọc đối, 3-5 lá chét, hình trái xoan hoặc mũi mác, mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới có lông mịn màu trắng bạc, hơi khía răng ở phần đầu lá. Cụm hoa mọc ở đầu cành, có màu tím nhạt hoặc lam tía. Quả hạch hình cầu, có đài tồn tại bao bọc. Mùa ra quả từ tháng 5 đến tháng 7.

Theo Đông y, lá, vỏ cây, rễ, hạt ngũ trảo đều được dùng làm thuốc. Ngũ trảo có vị đắng the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giảm sốt, làm lưu thông huyết mạch, trừ thấp, kích thích tiêu hóa… Sau đây là công dụng của cây ngũ trảo.

-Trị cảm mạo, sốt, nhức đầu, nghẹt mũi, phong thấp tê bại, gân xương đau nhức, đau thần kinh tọa, phụ nữ đau bụng khi có kinh, hoặc kinh bế đau bụng. Ngày dùng 16 – 40g lá dưới dạng thuốc sắc.

-Trị cảm mạo, sốt, nhức đầu, sổ mũi, chúng ta sử dụng lá ngũ trảo (100g), lá bưởi, lá cam (40 g), lá chanh, lá sả, ngải cứu mỗi thứ 20 g. Rửa sạch nấu trong 5 lít nước để xông

-Kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon, dễ tiêu, trị hen suyễn: Vỏ cây ngũ trảo sắc hoặc ngâm rượu uống mỗi ngày dùng 6 -12g

- Trị đau lưng do gai cột sống: Lá cây đại tướng quân, lá ngũ trảo, bồ công anh. Cả 3 loại đem giả nhỏ thật nhỏ với ít muối, sau đó trộn với ít rượu trắng (khoảng 40 độ) và xào nóng lên rồi đắp vào vùng cột sống bị đau. Khi sử dụng ngũ trảo cần lưu ý: Những người suy nhược, gầy yếu, táo bón không được sử dụng hoặc khi sử dụng phải có sự chỉ định của thầy thuốc.


Có thể bạn quan tâm

mo-hinh-tuoi-phun-mua-cho-cay-che-dat-hieu-qua Mô Hình Tưới Phun Mưa… mo-ve-nganh-cong-nghiep-ca-tam-viet Mơ Về Ngành Công Nghiệp…