Vinh danh công nghệ cho nông thôn
Tập làm khoa học từ khi là công nhân
Ông Phạm Công Tạc – Thứ trưởng Bộ KHCN cho biết: “Ngày 17.9 tới, Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KHCN lần thứ 5 sẽ được tổ chức.
Đợt xét giải thưởng năm nay xuất hiện nhân tố mới.
Đó là sự tham gia của các công trình của những nhà khoa học trẻ và công trình của các nhà khoa học trong khối doanh nghiệp.
Đó là công trình "Xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu" của tác giả Hoàng Đức Thảo”.
Ông Hoàng Đức Thảo (SN 1960) không xa lạ trong giới nghiên cứu KHCN ứng dụng.
Ông là tác giả của 19 công trình khoa học, sáng tạo công nghệ mới với 19 sản phẩm KHCN.
Những ứng dụng về KHCN đã giúp Công ty TNHH Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Busadco), nơi ông Hoàng Đức Thảo làm giám đốc, là một trong số ít doanh nghiệp ở địa phương này mang danh “doanh nghiệp KHCN”.
Những sản phẩm KHCN đã đem về 85% số doanh thu cho Busadco.
Từ các tiêu chuẩn cơ sở của Busadco, Bộ KHCN cùng Bộ Xây dựng đã nâng cấp và ban hành 13 tiêu chuẩn quốc gia và đang xây dựng 5 tiêu chuẩn quốc gia cho các sản phẩm khác.
Với thành công ngày hôm nay, ít người biết rằng ông Thảo khởi nghiệp với vị trí của một người thợ xây dựng bậc 3/7.
Trao đổi với NTNN, người đã được cấp 18 bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích cho biết: “Máu làm khoa học đã ngấm vào người từ rất lâu, mình cứ kiên trì, làm khoa học hết sức vô tư.
Đến giờ này, tôi cũng có lời khuyên với những người làm công tác khoa học là khi nghiên cứu đừng vội nghĩ đến tiền, hãy theo đuổi đến cùng, sẽ có lúc gặt hái thành quả”.
Tuy nhiên, quan điểm làm khoa học của ông Thảo là đã nghiên cứu thì phải đưa ra được sản phẩm cụ thể, hữu ích phục vụ nhu cầu xã hội.
“Tiềm năng sáng tạo của các nhà khoa học Việt Nam là rất lớn.
Tôi cho rằng các viện nghiên cứu, các trường đại học chưa thành công vì chưa đưa ra được sản phẩm cụ thể.
Còn chúng tôi, đã cho ra sản phẩm tiêu dùng, từ đó tự chủ được công nghệ, tự chủ được tài chính để tiếp tục nghiên cứu” – ông Thảo cho hay.
Ứng dụng nhiều ở khu vực nông thôn
Cụm công trình Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu do TS Hoàng Đức Thảo nghiên cứu được đánh giá đã thay đổi phương thức sản xuất truyền thống, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, tạo ra 6 giải pháp mới, 5 công nghệ mới.
Các sản phẩm từ nghiên cứu trên đã được ứng dụng thành công và hiệu quả cao trong Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình về ứng phó biến với biến đổi khí hậu; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới...
Ông Nguyễn Đình Hậu – Vụ trưởng Vụ KHCN các ngành kinh tế kỹ thuật (Bộ KHCN), Tổ trưởng Tổ xét duyệt hồ sơ cho biết: “Các công trình do TS Hoàng Đức Thảo nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong xây dựng hạ tầng đô thị, nước sạch môi trường nông thôn, xây dựng nông thôn mới, cải thiện môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Trong đó, công nghệ bê tông thành mỏng cốt phi kim được ứng dụng xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng và chống xói lở được Hội đồng xét chọn đánh giá có tính đột phá cao trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn và bảo vệ môi trường.
Được biết, các kết quả nghiên cứu của cụm công trình trên đã được ứng dụng tại 42 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Trong đó có 14 địa phương đã ban hành chủ trương cho áp dụng rộng rãi trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ