Virus khiến cá rô phi chết hàng loạt tại hồ Volta (Ghana)
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện nguyên nhân mới gây ra dịch bệnh cá rô phi chết hàng loạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất cá rô phi tại hồ Volta, Ghana.
Bùng phát dịch bệnh trên cá rô phi nuôi tại hồ Volta
Nghiên cứu mới được các nhà khoa học Anh thực hiện theo đơn đặt hàng của Công ty Ridgeway Biologicals. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một trong những nguyên nhân khiến cá rô phi chết hàng loạt tại vùng hồ này là do nhiễm virus gây hoại tử thận và tỳ tạng (ISKNV) - trường hợp nhiễm virus đầu tiên được xác nhận tại châu Phi. Các nhà khoa học cũng cảnh báo các tổ chức quốc tế và người nuôi thủy sản về rủi ro lây lan dịch bệnh này ở nhiều nơi khác thuộc châu Phi hoặc Nam Mỹ - những nơi chưa từng phát hiện virus ISKNV.
Nghiên cứu của các nhà khoa học nói trên đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và báo chí chuyên ngành với tựa đề “Phát hiện đầu tiên về virus gây bệnh hoại tử thận và tỳ tạng khiến cá rô phi nuôi chết hàng loạt tại châu Phi”. Theo phát hiện của nhóm nghiên cứu, dịch bệnh này có khả năng lây lan từ quá trình vận chuyển cá tươi sống từ châu Á - nơi dịch bệnh xuất hiện khá phổ biến.
Nếu nông dân nhập khẩu nguồn giống trái phép từ châu Á và các vùng khác, thì nguy cơ lây lan mầm bệnh là điều chắc chắn. Cần phải lưu ý rằng, ISKNV cũng đã được phát hiện trong một số loài cá cảnh nước ngọt nhập khẩu. Do đó, đây cũng được coi là một nguồn lây bệnh cho cá rô phi.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành PCR mẫu và trình tự gen của cá rô phi nuôi tại 2 trang trại thuộc 2 vùng tách biệt nhau của hồ Votal và phát hiện virus ISKNV là “thủ phạm” chính khiến cá chết ở cả hai khu vực. Mặc dù rất ít báo cáo khẳng định ISKNV là nguyên nhân gây ra dịch bệnh trên cá rô phi tại đây, song các nhà nghiên cứu Anh phát hiện ISKNV liên quan đến việc cá chết hàng loạt ở mức độ nghiêm trọng không khác gì virus nguy hiểm được phát hiện cách đây 2 năm là TiLV.
Đợt bùng phát dịch bệnh trên cá rô phi nuôi tại hồ Volta bắt đầu từ giữa tháng 10 năm ngoái. Nông dân thông báo cá nhiễm bệnh có dấu hiệu lâm sàng như da chuyển màu đậm hơn, bơi lờ đờ, bụng sưng phồng. Tỷ lệ cá chết tăng cao vào tháng 12 lên đến 80%, và tiếp tục tăng suốt quý đầu năm 2019. Một số trại nuôi phải ngừng hoạt động, nhiều lao động rơi vào cảnh thất nghiệp. Nông dân nuôi cá lồng trên hồ chiếm 90% lực lượng lao động trong ngành NTTS tại Ghana, cũng là những đối tượng chịu thiệt hại nặng nề nhất - ở cả cơ sở sản xuất cá giống và cá thương phẩm. Theo người nuôi, tỷ lệ chết tại những cơ sở nuôi cá tăng trưởng đã giảm, trong khi tại cơ sở sản xuất giống không ngừng tăng. Có khả năng, cá rô phi non đang sống đã phơi nhiễm virus và sau đó đã tự miễn dịch. Các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng tự tạo miễn dịch ở cá con, hoặc sử dụng các cá thể đã phơi nhiễm trước đó có thể xây dựng được chiến lược quản lý dịch bệnh. Do đó, họ cũng vọng sẽ sớm tìm ra vaccine chống lại ISKNV trên cá rô phi và nhiều loại cá khác.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ