Tin thủy sản Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng tôm Cà Mau

Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng tôm Cà Mau

Tác giả Nguyệt Thư, ngày đăng 05/02/2024

Đồng bằng sông Cửu Long là thủ phủ nghề nuôi tôm của Việt Nam. Diện tích nuôi tôm năm 2022 đạt hơn 700.000 ha, sản lượng đạt khoảng 700.000 tấn (chiếm khoảng trên 90% về diện tích và 95% về sản lượng nuôi tôm nước lợ của cả nước).

Trong đó, Cà Mau là một trong những địa phương có tiềm năng lớn về nuôi tôm, với diện tích nuôi tôm gần 280.000 ha, ngoài nuôi siêu thâm canh còn có những loại hình nuôi bền vững ít nơi nào có được, như tôm - rừng, tôm - lúa đạt tiêu chuẩn sinh thái, hữu cơ. Nuôi tôm của Cà Mau đã phát triển khá nhanh trong thời gian qua với nhiều loại hình nuôi khác nhau, góp phần tăng sản lượng và giá trị ngành tôm. Năm 2022, ngành tôm đóng góp khoảng 88,78% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1.070 triệu USD, ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới, xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Cà Mau đặt mục tiêu phát triển ngành tôm trở thành trung tâm lớn nhất vùng Ðồng bằng sông Cửu Long và cả nước, với mô hình tổ chức sản xuất phù hợp, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Cà Mau. Xác định tầm quan trọng của liên kết chuỗi, thời gian qua tỉnh Cà Mau đã không ngừng thúc đẩy các mối liên kết chuỗi giá trị nhằm đưa ngành tôm phát triển theo hướng ổn định, bền vững.

Hội thảo Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng tôm Cà Mau trong khuôn khổ Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP đồng bằng sông Cửu Long đã đề ra những giải pháp khắc phục khó khăn để phát triển bền vững chuỗi ngành hàng tôm Cà Mau nói riêng, ngành tôm Việt Nam nói chung.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - Lê Văn Sử nhận định: Mô hình liên kết chuỗi giá trị vẫn đang gặp những tồn tại, khó khăn nhất định, hiện chưa có dự án về nuôi tôm được hỗ trợ theo Nghị định 98/NĐ-CP; tỷ lệ các hộ tham gia chuỗi liên kết sản xuất thấp so với tỷ lệ số hộ và diện tích nuôi; đa số các chuỗi liên kết quy mô nhỏ và chưa hình thành những vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn; năng lực của các chủ thể trong liên kết chưa thực sự mạnh, nhất là các hợp tác xã, tổ hợp tác; việc liên kết sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm ngành hàng tôm trên địa bàn tỉnh chủ yếu là do các doanh nghiệp lớn chủ đạo.

Ông Ngô Tiến Chương - Tổ chức GIZ phân tích: Một trong những nguyên nhân khiến chuỗi giá trị tôm - lúa chưa thể phát huy hết tiềm năng là do biến động các chỉ tiêu môi trường nước, chất lượng môi trường kém. Bên cạnh đó là sản lượng thấp, tỉ lệ sống tôm nuôi thấp. Điều này xuất phát từ thực trạng chất lượng đầu vào hiện còn khó kiểm soát (như giống, phân bón, vi sinh,…) và tình trạng áp dụng kỹ thuật truyền thống vào sản xuất vẫn còn phổ biến, tiềm ẩn ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp. Nhu cầu tôm sú trên thị trường thế giới được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao nên chúng ta có thể tận dụng diện tích vùng nhiễm mặn đang mở rộng để có thể chuyển đổi thêm 1 triệu héc -ta đến 2030 ở các vùng giao thoa.

Các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp đã chia sẻ nhiều thông tin về quy trình nuôi tôm nhằm nâng cao năng suất, thân thiện với môi trường. Trong đó, giới thiệu quy trình nuôi tôm nhiều giai đoạn, nuôi trong nhà kính, nuôi tôm cỡ lớn đảm bảo nguồn chất thải; quy trình sản xuất và ương tôm giống theo công nghệ Biofloc được ứng dụng phổ biến trong sản xuất giống và nuôi tôm nước lợ các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn, nuôi tôm sú quảng canh cải tiến (tôm – rừng, tôm – lúa), giảm phát thải..., dự đoán thị trường tiêu thụ tôm vẫn tiếp tục phát triển, diện tích nuôi tôm có khả năng phát triển.

Nhiều giải pháp để xây dựng chuỗi giá trị tôm được đưa ra, đó là:

Đẩy mạnh phát triển hợp tác liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngành hàng tôm giữa nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp được xem là giải pháp trọng tâm để bảo đảm sản xuất, chế biến, phân phối tôm nằm trong chuỗi khép kín. Trong đó, hợp tác xã làm nòng cốt nhằm khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu làm chủ đạo.

Bên cạnh đó phải tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết để tạo vùng nguyên liệu lớn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm tôm Cà Mau.

Phát triển sản xuất gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu sản phẩm tôm Cà Mau đa dạng, đặc sắc trên thị trường thế giới và trong nước.

Mục tiêu đến năm 2025, Cà Mau sẽ hoàn thiện và phát triển chuỗi liên kết ngành hàng tôm một cách hiệu quả, bền vững; ứng dụng công nghệ cao cho các sản phẩm chủ lực theo quy mô lớn, phấn đấu xây dựng mới 15 - 20 chuỗi liên kết trong nuôi tôm; sản lượng tôm được tiêu thụ thông qua liên kết đạt khoảng 5.000 tấn. Đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1,65 tỷ USD; đưa thủy sản Cà Mau trở thành ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, trong đó giữ vị trí mũi nhọn, chủ lực chính là con tôm.

Để ngành tôm Cà Mau phát triển bền vững theo hướng hiện đại, nhất thiết phải có sự liên kết chuỗi trong sản xuất, đó là liên kết với các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ giống, thức ăn, thuốc thú y đầu vào cho sản xuất; liên kết giữa người nuôi tôm với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản, thậm chí liên kết với các nhà phân phối, nhà bán lẻ, để bảo đảm sản xuất, chế biến, phân phối tôm nằm trong chuỗi khép kín.

may thoi khi AT

ƯU ĐIỂM MÁY THỔI KHÍ AT

- Dải áp suất và lưu lượng rộng

- Độ rung thấp, vận hành êm ái

- Trục vít 2 thùy nằm ngang

- Đơn giản, cấu trúc gọn

- Cung cấp không khí hoàn toàn sạch

- Hệ nén trục vít mạnh mẽ

- Roto được thiết kế đặc biệt

- Hoạt động liên tục, bền bỉ


Có thể bạn quan tâm

can-no-luc-tiep-thi-de-phuc-hoi-nganh-tom-toan-cau Cần nỗ lực tiếp thị… bac-lieu-huong-den-tro-thanh-trung-tam-cong-nghiep-tom-cua-ca-nuoc Bạc Liêu hướng đến trở…