Bệnh Thán Thư, Đén

Bệnh Thán Thư, Đén

Ngày đăng 30/01/2012

Bệnh Thán Thư, Đén

TRIỆU CHỨNG BỆNH

Bệnh này thường xãy ra và đôi khi gây hại nặng. Bệnh có thể tấn công tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây. Triệu chứng đốm bệnh này trông rất giống đốm bệnh ”đốm lá - chảy nhựa thân”. Điểm phân biệt là trên đốm bệnh đén có sự xuất hiện của các thể nhỏ li ti màu đen, đó là các đĩa đài (cơ quan sinh sản vô tính hình đĩa, acervuli) của nấm gây bệnh.

- Trên dưa hấu: bệnh thường xuất hiện ở các lá già bên dưới trước. Đốm bệnh là những đốm tròn không đều đặn, màu nâu hay nâu đen, kích thước khoảng 3 - 10 mm, Đôi khi có những vòng khoen. Lá bệnh nặng có rất nhiều đốm và lá bị nhăn. Nếu trời ẩm sẽ thấy lớp bào tử hồng nơi vết bệnh. Bệnh lây lan nhanh làm lá cháy khô rồi rụng đi, để trơ lại thân cây. Thân cũng bị cháy khô và teo tóp lại.

Trên trái dưa hấu: đốm bệnh úng nước, màu nâu đen đến đen, dạng tròn rộng 1 - 2 cm, có vòng khoen, hơi lõm vào vỏ, nứt nẻ và cũng có bào tử hồng nơi vết bệnh. Các đốm bệnh phát triển nhanh và rải rác đều khắp vùng vỏ trái, có khi liên kết lại làm thành các vết thối rộng ra.

- Trên dưa leo: ở giai đoạn cây con, hai lá mầm sẽ bị tấn công.Ở cây lớn hơn, lá già cũng bị tấn công trước. Đốm bệnh nhỏ, có hình hơi tròn hay bất dạng, màu trắng hơi vàng; sau đó, đốm rộng thêm ra (khoảng 1 - 3 cm), màu nâu hơi xám, được giới hạn bởi lớp viền nâu phát triển dọc theo gân lá. Trong vết bệnh có thể thấy các đĩa đài của nấm như những đầu kim gút màu đen. Bệnh nặng làm lá bị khô cháy.

Trên thân: lúc đầu có những đốm nhỏ màu nâu sậm, sau đó, đốm rộng hơn và có màu xám. Thân khô rồi chết.

Trên trái: lúc đầu có những đốm tròn màu trắng vàng, sau đó chuyển sang màu nâu.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Bệnh do nấm Colletotrichum lagenarium (Passerini) Ellis và Halsted. Giai đọan sinh sản hữu tính của nấm bệnh có tên Glomerella lagenaria Watanake và Tamura hoặc G. lagenarium Stevens.

Đĩa đài có những lông cứng (setae) màu nâu. Trong đĩa đài có các đính bào đài và đính bào tử. Đính bào đài chỉ gồm 1 tế bào hình trụ dài không màu và có kích thước khoảng 20 - 25 x 2,5 - 3 micron. Đính bào tử cũng gồm chỉ 1 tế bào hình trụ dài hay hình thoi dài, không màu và kích thước khoảng 14 - 20 x 5 - 6 micron.

Mầm bệnh có thể lưu tồn trong xác bả thực vật hay bám trên bề mặt hạt giống. Bệnh thường xãy ra vào những tháng có mưa nhiều. Bào tử lây lan chủ yếu do mưa.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

- Tiêu hủy tàn dư thực vật sau mỗi mùa vụ.

- Khử khô hạt.

- Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện bằng ZINACOL, FOLPAN, APPENCARB, Copper B, Kasuran với nồng độ 0,1 - 0,2% hay TOPAN (0,05 - 0,1%), ...


Bệnh Đốm Lá, Chảy Nhựa Thân Bệnh Đốm Lá, Chảy Nhựa Thân Kỹ Thuật Trồng Rau Bí Theo Hướng Khai Thác Ngọn Kỹ Thuật Trồng Rau Bí Theo Hướng Khai…