Cá rô phi Cá rô phi khỏe mạnh nhờ bạc hà

Cá rô phi khỏe mạnh nhờ bạc hà

Tác giả Đan Linh (Theo Aquaculture), ngày đăng 07/06/2019

Cá rô phi khỏe mạnh nhờ bạc hà

Bổ sung tinh dầu bạc hà vào thức ăn cho cá rô phi sông Nile có thể thúc đẩy hiệu suất tăng trưởng và nâng cao tỷ lệ sống cho cá trong điều kiện thử thách dịch bệnh.

Thách thức dịch bệnh

Một trong những lý do chính khiến nuôi cá rô phi thua lỗ là dịch bệnh do vi khuẩn Steptococcus spp. Các đợt bùng phát dịch bệnh trên cá rô phi nuôi đã được ghi nhận từ những thập niên 70. Các sản phẩm tự nhiên đã được sử dụng thay thế kháng sinh hoặc vaccine. Các liệu pháp thực vật, gồm tinh dầu được chứng minh là cách thức kiểm soát vi khuẩn hiệu quả vì an toàn và thân thiện môi trường, đồng thời hỗ trợ các đáp ứng miễn dịch ở cá. Một số liệu pháp thực vật như tinh dầu còn chứa các nguyên tố hiệp đồng và có khả năng ngăn chặn sự xuất hiện của dịch bệnh. 

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Santa Catarina và Đại học Londrina tại Brazil cùng các nhà khoa học từ EMBRAPA đã tiến hành thử nghiệm bổ sung tinh dầu bạc hà Âu (Mentha Piperita) vào khẩu phàn ăn của cá rô phi (Oreochromis niloticus) trong điều kiện thử thách dịch bệnh để đánh giá hiệu quả tinh dầu bạc hà lên các thông số chăn nuôi và miễn dịch của cá rô phi sau khi phơi nhiễm với virus S.agalactiae.

Sức mạnh từ bạc hà

Bạc hà được sử dụng phổ biến trong dược phẩm và thực phẩm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh bạc hà mang đặc tính kháng khuẩn và các hợp chất trong loại thực vật này còn kháng lại nhiều mầm bệnh.

Tinh dầu bạc hà được chiết xuất từ lá bạc hà tây bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Suốt quá trình thử nghiệm cho ăn và thách thức dịch bệnh, 300 con cá rô phi sông Nile được cho ăn theo 4 nghiệm thức trong 50 ngày. Các nghiệm thức gồm chế độ ăn đối chứng bổ sung cồn làm từ quá trình lên men ngũ cốc và 3 nghiệm còn lại được thức bổ sung tinh dầu bạc hà theo các tỷ lệ 0,075%; 0,125% và 0,25%.

Chế độ ăn đối chứng chứa các thành phần thức ăn công nghiệp sẵn có trên thị trường. Sử dụng cồn trong thử nghiệm nhằm mục đích hóa hơi tinh dầu. Cá rô phi được cân trọng lượng và theo dõi sinh trắc học 15 ngày/lần. Sau 50 ngày thử nghiệm cho ăn, các nhà nghiên cứu lựa chọn cá ở mỗi nghiệm thúc để tiến hành phân tích mô và nội tạng. Trong thời gian thử nghiệm cho ăn, cá được thử thách với virus Steptococcus agalactiae và được theo dõi 7 ngày để đánh giá tỷ lệ chết và các dấu hiệu lâm sàng dịch bệnh.

Kết quả cho thấy, suốt thời gian thử nghiệm, cá ở các nghiệm thức đều ăn khỏe như nhau. Cuối thử nghiệm cũng không phát hiện sự thay đổi đáng kể nào về trọng lượng, tốc độ tăng trọng, chiều dài thân và tốc độ tăng trưởng riêng. Tuy nhiên, cá rô phi ăn bổ sung 0,25% bạc hà có xu hướng đạt trọng lượng cuối cao hơn. Cá ăn bổ sung 0,25% bạc hà còn đạt giá trị tổng bạch cầu và tiểu cầu cao nhất và có hàm lượng plasma protein cao hơn so với nhóm cá ăn bổ sung cồn ở chế độ đối chứng.

Về dịch bệnh, nhóm cá ở các nghiệm thức đều cho thấy các dấu hiệu lâm sàng của dịch bệnh. Tuy nhiên, cá ăn bổ sung bạc hà tiếp tục duy trì hoạt động ăn tốt hơn nhóm đối chứng.

Cá được bổ sung hàm lượng bạc hà cao nhất cho thấy tỷ lệ chết khoảng 26,11%; trong khi ở nhóm đối chứng lên đến 91%. Ngoài ra, nhóm cá ăn bổ sung 0,25% tinh dầu bạc hà đạt tỷ lệ sống cao hơn các nhóm còn lại khi được thử thách với dịch bệnh.


Dầu cọ thay thế dầu cá trong nuôi cá rô phi Dầu cọ thay thế dầu cá trong nuôi… Kỹ thuật nuôi cá rô phi cho năng suất cao Kỹ thuật nuôi cá rô phi cho năng…