Tôm thẻ chân trắng Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P1)

Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P1)

Ngày đăng 22/09/2014

Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P1)

Nuôi trồng thủy sản có thể được định nghĩa là sự sản xuất tôm, cá, cua, ốc, các dạng thực vật với mật độ cao trong một môi trường có kiểm soát. Mật độ nuôi thả trong nuôi trồng thủy sản thường lớn hơn gấp ngàn lần so với môi trường hoang dã. Các phương pháp nuôi cá hiện đại thường áp dụng cả hai hệ thống đóng và mở để nuôi cá

Nuôi trồng thủy sản có thể được định nghĩa là sự sản xuất tôm, cá, cua, ốc, các dạng thực vật với mật độ cao trong một môi trường có kiểm soát. Mật độ nuôi thả trong nuôi trồng thủy sản thường lớn hơn gấp ngàn lần so với môi trường hoang dã. Các phương pháp nuôi cá hiện đại thường áp dụng cả hai hệ thống đóng và mở để nuôi cá.

Hệ thống mở như mương (được sử dụng trong trại sản xuất giống cho cá, các loại có vỏ, lươn và cá hồi) có đặc điểm là dòng nước xoay chuyển nhanh. Hệ thống đóng phổ biến với chăn nuôi trong ao hồ với các loại như cá chép, cá trê, cá rô phi, cá chẽm, các loại tôm…

Nuôi trồng thủy sản sử dụng hệ thống đóng không có dòng nước xoay chuyển nhanh, không có bề mặt tiếp nhận tạo điều kiện khối lượng tỷ lệ trao đổi khí, chất dinh dưỡng, năng lượng…với môi trường xung quanh. Những hệ thống đóng như thế với mật độ nuôi trồng thủy sản cao và dày đặc cần được quan tâm kĩ càng.

Các dạng khác nhau của việc nuôi trồng thủy sản với mật độ cao và dày đặc thật ra khá tương đồng vì chúng đều tuân theo cùng một tập hợp các nguyên tắc vật lý và hóa học. Những nguyên tắc này nói về tính chất hóa học của nước và chất lượng nước.

Thành phần hóa học nghèo nàn trong nước sẽ dẫn đến việc suy giảm chất lượng nước, từ đó gây áp lực lên các sinh vật đang được nuôi trồng. Sự chuyển đổi thức ăn hiệu quả, sự phát triển của vật nuôi và sự lưu thông sản phẩm trên thị trường sẽ không thể xảy ra trừ khi hệ thống ao hồ được cân bằng và hòa hợp với môi trường tự nhiên.

Vì thế, mối quan tâm hàng đầu của người chăn nuôi cá chính là bảo quản, cân bằng hoặc tạo ra các điều kiện cân bằng giữa các thành phần hóa học cũng như chất lượng tự nhiên của nguồn nước.

Chất lượng nước đối với người nuôi trồng thủy sản chính là chất lượng nước cho phép nhân giống thành công các sinh vật mong muốn. Các yêu cầu về chất lượng nước sẽ được quyết định bởi giống sinh vật được nuôi trồng và các thành phần khác đan xen vào nhau.

Đôi khi một thành phần có thể được xử lý một cách riêng biệt, nhưng do tính chất tương tác phức tạp giữa chúng, một hỗn hợp của các thành phần sẽ được đưa ra. Sự tăng trưởng cùng với tỷ lệ sống quyết định năng suất cuối cùng, chúng bị ảnh hưởng bởi các chỉ số sinh thái và cách quản lý thực tiễn.

Mật độ nuôi thả cao các loại cá hay các loại giáp xác trong ao thường làm trầm trọng thêm các vấn đề về chất lượng nước và lớp trầm tích dưới ao.

Chất thải được tạo ra bởi hoạt động nuôi trồng thủy sản (phân và thức ăn thừa) trước hết sẽ nằm lại dưới đáy, sau đó, các chất thải hữu cơ và các chất thải trong quá trình trao đổi chất sẽ tan rã và được tích lũy trong lớp trầm tích và trong nước. Một phần của các chất này sẽ được xả ra khỏi ao ngay lập tức hoặc tan rã.

Thâm canh nuôi tôm đã có từ năm 1986. Trong hệ thống thâm canh nuôi tôm nước mặn, độ pH và oxy hòa tan là hai thước đo chính, hệ số biến động tương ứng là 19.5-27.5 ‰, 7.4-8.2 và 4.66-8.25 mg/l. Thêm vào đó, amoniac -N (ammonia bỏ ion hóa cộng với ion hóa như nitơ) tăng lên theo cấp số nhân với thời gian nuôi và tăng lên 6,5 mg / l sau 75 ngày nuôi trồng.

Mức độ oxy hòa tan thấp chính là nguyên nhân chính làm hạn chế thước đo chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. Mức độ oxy hòa tan trong ao ở mức thấp nghiêm trọng khi tảo chết hàng loạt và sự phân hủy của tảo gây ra áp lực và là nguyên nhân tôm chết trong ao. Nồng độ oxy hòa tan thấp thường xuyên có thể làm giảm khả năng sinh trưởng, số lần cho ăn và lột xác của tôm.

Một hệ quả khác của việc nuôi trồng thủy sản đó chính là nồng độ biến đổi các chất nitrat, nitrit và ammonia ở mức cao. Mật độ cho ăn cao ở các trang trại nuôi tôm tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các sinh vật phù du. Những sinh vật này già đi nhanh chóng và làm gia tăng nồng độ ammoniac trong ao.

Môi trường với nồng độ amoniac cao gây gia tăng nồng độ nitrit. Cả ammoniac và nitrit đều gây nhiễm độc trực tiếp cho môi trường nuôi trồng hoặc gây căng thẳng cao cho các vật nuôi trong ao dẫn tới sự giảm khả năng kháng bệnh của vật nuôi.

Ammoniac tích tụ trong hệ thống nuôi trồng gây ra sự phân hủy các hợp chất hữu cơ nhờ vi sinh vật và tác động của việc bón phân. Sự phân hủy nhờ vi sinh vật dẫn đến nồng độ oxy thấp. Nồng độ oxy hòa tan thấp làm gia tăng độc tố của ammoniac đối với môi trường nuôi trồng.

Trong dung dịch ammoniac, ammoniac tồn tại ở trạng thái cân bằng với amoniac ion hóa và các ion hydroxit. Dạng ion hóa thường khá độc hại vì nó có khả năng hòa tan chất béo cao và dễ dàng khuếch tán qua màng lọc. Ammoniac được dùng như nguồn cung cấp năng lượng cho vi khuẩn nitrat (Nitrasomonas và Nitrobactor) và bị oxy hóa thành nitrit và nitrat.

Sự sản xuất tôm nước lợ bắt đầu phát triển mạnh trong những năm 70 và 80 và sụt giảm trong những năm 90 ở hầu hết các nơi trên thế giới. Nhìn chung, việc giảm sản lượng tôm nuôi trồng thủy sản là do mức độ thâm canh cao, dẫn tới sự suy thoái của môi trường xung quanh, nước ao và chất lượng trầm tích trong ao.

Mật độ cao gây căng thẳng, làm giảm sức đề kháng của tôm, dẫn đến chết hàng loạt. Việc phát triển các hoạt động nuôi trồng thủy sản tại một địa điểm cụ thể không thể được thực hiện chỉ bằng cách xem xét các cơ sở vật chất và chất lượng nước ban đầu mà còn phải có một kế hoạch quản lý chất lượng nước ở mọi khía cạnh.

Có một sự liên quan mật thiết giữa chất lượng nước trong ao và môi trường xung quanh hồ nước. Sự xuống cấp của chất lượng nước sẽ nhanh hơn nếu kỹ thuật quản lý chất lượng nước thích hợp không được thực hiện trong hệ thống nuôi trồng thủy sản.

Source (trích lục): WATER QUALITY FOR POND AQUACULTURE
Claude E.Boyd - Department of Fisheries And Allied Aquacultures Auburn University, Alabama 36849 USA

Biên dịch viên: Vân Anh
Ghi rõ nguồn http://www.2lua.vn/article/kinh-nghiem-nuoi-tom-the-chan-trang-tai-thai-lan khi trích dẫn, sao chép nội dung bài viết này.


Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P2) Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng… Giải Pháp Ngăn Chặn Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Giải Pháp Ngăn Chặn Dịch Bệnh Trên Tôm…