Tôm thẻ chân trắng Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P2)

Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P2)

Ngày đăng 23/09/2014

Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P2)

Các biến đổi của ao nuôi trồng thủy sản

Ao nuôi trồng thủy sản là một hệ thống năng động thể hiện sự biến động liên tục và liên tục. Ao nuôi trồng thường trải qua nhiều thay đổi cả về hóa học lẫn các biến đổi vật lý. Sự trao đổi khí trong khí quyển bao gồm oxy (O2), nitơ (N2) và carbon dioxide (CO2) với nước trong ao rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cá và quang hợp của thực vật.

Các chất vô cơ (khoáng chất) hòa tan từ vách ao và đáy ao xảy ra khi mưa. Sự biến đổi vật lý giữa ao và môi trường xung quanh bao gồm sự hấp thụ ánh sáng mặt trời (năng lượng bức xạ), năng lượng dành cho sự quang hợp và oxy cung cấp cho ao, trao đổi nhiệt và mức độ thay đổi gây ra do sự bay hơi và lượng mưa.

Những thay đổi về thể tích của ao rất quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến nồng độ các chất hòa tan trong ao và các yêu cầu tương ứng với tình trạng mới. Vì thế, các biến đổi của ao không chỉ phụ thuộc vào các đặc tính và điều kiện riêng mà còn do các điều kiện thời tiết khí quyển xung quanh.

Muốn có được các sản phẩm tốt từ ao nuôi trồng thủy sản thì ao và các điều kiện xung quanh phải đạt được trạng thái ổn định giữa các biến đổi hóa học và lý học. Khi tất cả các quá trình cân bằng, ta đạt được trạng thái cân bằng. Trạng thái cân bằng của ao là điều kiện tối ưu để nuôi trồng thủy sản, đó là trạng thái hoàn toàn hòa hợp với môi trường.

Thành phần hóa học trong nước

Nguyên tắc cần tuân theo khi làm ao nuôi trồng thủy sản: chất lượng nước và hiệu quả sản xuất là kết quả trực tiếp của các thành phần hóa học tốt trong nước. Nước có thể được coi như là một "chất kết dính" hay "ma trận", trong đó các khí hoà tan, các chất vô cơ (khoáng chất), cũng như các chất hữu cơ chiếm ưu thế.

Ngoài chất hòa tan, nước trong ao hồ còn hỗ trợ cho các dạng sống như vi sinh vật, thực vật, động vật và là trung gian cho các hoạt động biến đổi hóa học giữa các dạng sống này. Tuy nhiên, nước lại là chất tương đối trơ về mặt hóa học, về mặt vật lý: nước có khả năng giữ nhiệt cao.

Nước có đặc tính trái ngược nhau khi vừa có khả năng hoạt động tuyệt vời như 1 dung môi vừa khá đặc. Nhiệt độ sôi của nước khá cao so với các phân tử tương tự và nhiệt độ đóng băng khá thấp. Do tính chất đó, nước có thể tồn tại ở thể lỏng trên nhiều điều kiện nhiệt độ và làm cho nó trở thành dung môi thích hợp nhất để hỗ trợ các dạng sống.

Việc duy trì chất lượng nước tốt cực kỳ cần thiết cho sự tồn tại và phát triển tối ưu của sinh vật trong ao. Mức độ các chất chuyển hóa trong ao ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của sinh vật nhìn chung thấp hơn mức cá/tôm phải chịu đựng để sinh tồn.

Chất lượng nước tốt có đặc điểm là mức oxy đầy đủ và mức độ hạn chế của các chất chuyển hóa. Trong nuôi trồng, tảo và vi sinh vật như vi khuẩn tạo ra sự trao đổi chất trong ao. Nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho ao là thức ăn chăn nuôi. Số lượng lớn thức ăn được đưa vào ao, thức ăn dư thừa, phân và các chất chuyển hóa khác trở thành môi trường thuận lợi cho tảo và vi sinh vật phát triển.

Đến 1 thời điểm nào đó, sự tăng trưởng của tảo và vi sinh vật tăng theo cấp số nhân. Điều này thường xảy ra vào nửa cuối của mùa vụ do tình trạng dư thừa thức ăn. Khoảng 30% lượng thức ăn được cung cấp vào ao là vào quý 3 của vụ mùa và 50% là vào quý 4.

Các loại tảo và vi khuẩn gia tăng cho đến khi nhân tố cần thiết cho sự phát triển trở nên khan hiếm và dẫn tới việc giảm mạnh các loài sinh sống trong ao (còn gọi là chết hàng loạt hoặc sụp đổ). Sự tăng hay giảm 1 cách đột ngột các loại tảo và vi khuẩn gây ra những thay đổi mạnh mẽ đối với các chỉ số chất lượng nước, có thể gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.

Để nhận thức được tầm quan trọng trọng của các chất hóa học trong nước, cần phải nắm vững 1 số khái niệm cơ bản như:

Nhiệt độ

Sinh vật trong ao nuôi trồng thủy sản là nhóm động vật máu lạnh. Chúng có thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể phù hợp với môi trường trong điều kiện bình thường, không như động vật máu nóng sẽ phản ứng để duy trì nhiệt độ cơ thể tối ưu.

Ví dụ: phạm vi nhiệt độ của tôm sú là khoảng 28-30 độ C. Nhiệt độ tăng hơn mức 30 độ C sẽ làm tăng hoạt động và sự trao đổi chất của tôm. Điều này cũng dẫn đến tăng tốc độ tăng trưởng. Nếu nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng, tôm đạt đến ngưỡng chịu đựng về thể chất và dinh dưỡng (33 độ trong điều kiện chất lượng nước kém và 35 độ trong điều kiện tốt) và đứng yên dưới đáy ao.

Nếu môi trường không cải thiện, ao nuôi dễ dàng bị lây nhiễm bởi mầm bệnh và sẽ mất phương hướng tới bề mặt do kiệt sức. Nếu nhiệt độ xuống thấp hơn 28 độ C, sự trao đổi chất suy giảm, sinh vật trở nên thụ động và tốc độ tăng trưởng cũng chậm lại.

Dưới 20 độ C, tôm sẽ ít ăn hơn. Ngưỡng chịu đựng của chúng là không dưới 13 độ C.
Trong hệ thống bán thâm canh, tôm trở nên nhạy cảm với nhiệt độ hơn so với hệ thống thâm canh bình thường vì sinh khối cao và lượng nước ít. Vào mùa mưa, có khả năng sẽ xuất hiện hiện tượng phân tầng nhiệt độ trong các lớp nước ao, cũng như phân tầng độ mặn (mật độ) và phân tầng oxy hòa tan.

Độ sâu của nước và lượng nước ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt của ao và mức độ thẩm thấu của ánh sáng và liên quan đến sự biến động của tảo phù du và tảo đáy.

Nó cũng ảnh hưởng đến khối lượng ao vì thế ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ oxy hòa tan, ảnh hưởng đến năng suất, sinh khối và năng suất sản xuất.

Độ mặn

Độ mặn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các sinh vật trong ao nhờ điều chỉnh áp suất thẩm thấu của khoáng chất trong nước đối với khoáng chất mặt nước. Ví dụ: độ mặn tối ưu cho tôm sú là khoảng 10 – 25 ppt cho dù tôm cũng chấp nhận độ mặn từ 5 – 38 ppt, đó là đặc tính chịu mặn của tôm. Trong những giai đoạn đầu đời của cả tôm sú và tôm thẻ, chúng đều đòi hỏi phải có độ mặn tiêu chuẩn như nước biển nhưng khi sinh trưởng có thể chịu được nước lợ hoặc thậm chí nước ngọt. Để có mức độ sinh tồn và phát triển tốt hơn, độ mặn tối ưu nên được duy trì trong ao nuôi trồng thủy sản.

(Còn tiếp)

Source (trích lục): WATER QUALITY FOR POND AQUACULTURE
Claude E.Boyd - Department of Fisheries And Allied Aquacultures Auburn University, Alabama 36849 USA

Biên dịch viên: Vân Anh
Ghi rõ nguồn www.2lua.vn khi trích dẫn, sao chép nội dung bài viết này.


Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P3) Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng… Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P1) Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng…