Mô hình kinh tế Châu Phú (An Giang) Với Nghề Trồng Nấm Đem Lại Hiệu Qủa Kinh Tế Cao

Châu Phú (An Giang) Với Nghề Trồng Nấm Đem Lại Hiệu Qủa Kinh Tế Cao

Ngày đăng 28/07/2014

Châu Phú (An Giang) Với Nghề Trồng Nấm Đem Lại Hiệu Qủa Kinh Tế Cao

Với chủ trương đa dạng hóa cây trồng, những năm gần đây huyện Châu Phú (An Giang) đặc biệt quan tâm việc chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu qủa sang các loại cây trồng ứng dụng công nghệ cao, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Trong đó trồng nấm bào ngư, nấm mèo là một trong những mô hình đem lại hiệu qủa kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Hiện nay, địa phương đang nhân rộng mô hình này, bước đầu đã đem lại tín hiệu khả quan cho nghề trồng nấm ở một số xã trên địa bàn huyện.

Với những ưu điểm như: Dễ chăm sóc, ít tốn chi phí, được bao tiêu sản phẩm…..hiện nay mô hình trồng nấm mèo đang thu hút nhiều nông dân trên điạ bàn huyện Châu Phú thực hiện. Nông dân Huỳnh Thanh Dân, xã Thạnh Mỹ Tây là một trong những người đi đầu về mô hình này.

Theo ông, đây là mô hình giúp người nông dân cải thiện thu nhập, không phải bấp bênh về đầu ra như một số cây trồng khác hiện nay.

Vì vậy, sau giai đoạn trồng thử nghiệm 3000 bịt phôi năm 2013, ông Dân tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích. Ông cho biết, hiện nay đã dành 4 khu đất để nuôi 50.000 bịt phôi nấm mèo. Với giá bao tiêu 90.000đ/kg nấm tươi của Công ty TNHH Tiến Dũng, ông Dân không phải lo lắng về đầu ra.

Nấm là loại cây rất dễ trồng, ít chiếm diện tích, thời gian thu hoạch lại ngắn, nên thời gian gần đây, nghề này đã trở thành nghề sản xuất cho thu nhập cao, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo… Đặc biệt, đối với nấm mèo thì càng lý tưởng hơn. Ngoài giá bán cao, lại có đầu ra khá ổn định, nên bà con đầu tư trồng nhiều so với các loại nấm khác như: Nấm rơm, nấm bào ngư…

Kỹ sư Huỳnh Thị Khắc Hạnh-Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Phú cho biết: Toàn huyện Châu Phú hiện có 52 hộ trồng nấm, với khoảng 120.000 bịt phôi, tập trung ở các xã như: Thạnh Mỹ Tây, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Thủy, trong đó trồng nấm mèo chiếm trên 50%.

Thạnh Mỹ Tây là địa phương phát triển mạnh mô hình này, với khoảng 30 hộ. Hiện tại, xã Thạnh Mỹ Tây đã thành lập Tổ hợp tác sản xuất, chuyên trách việc phân phối giống cho nông dân và liên hệ với các cơ sở cung ứng giống, thu mua sản phẩm.

Từ đó, việc tiêu thụ nấm mèo rất khả quan. Nhiều Công ty đã trực tiếp ký hợp đồng tiêu thụ với nông dân. Đây là cơ hội tốt để nông dân huyện Châu Phú chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng mô hình mới vào sản xuất.

Một ưu điểm nữa được nông dân trồng nấm trên địa bàn huyện Châu Phú ưng ý đối với mô hình này, là sau khi thu hoạch xong, nông dân có thể bán bã nấm cho cơ sở thu mua hoặc dùng để trồng nấm rơm sẽ đạt năng suất rất cao. Với những lợi thế trên, hiện nay, nghề trồng nấm ở huyện Châu Phú đang ngày càng phát triển và đem lại hiệu qủa kinh tế cao.


Tỷ Phú Hồi Đất Đồng Văn (Quảng Ninh) Tỷ Phú Hồi Đất Đồng Văn (Quảng Ninh) Cánh Đồng Lớn Ở Đồng Tháp Cánh Đồng Lớn Ở Đồng Tháp