Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) Phấn Đấu Đạt 50% Diện Tích Thanh Long Theo Tiêu Chuẩn VietGAP
Đến nay, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã thực hiện sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP được 4.200 ha, trong đó xã Hàm Minh 861 ha, xã Hàm Thạnh 612 ha, xã Hàm Mỹ 539 ha, thị trấn Thuận Nam 494 ha, xã Mương Mán 441 ha, xã Hàm Cường 396 ha.
Ngoài việc duy trì diện tích thanh long đạt chuẩn VietGAP, huyện đang phấn đấu đến năm 2015, nâng tổng diện tích thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP lên 5.700 ha, đạt 50% diện tích. Qua đó nhằm hình thành vùng sản xuất thanh long an toàn, góp phần giữ vững thương hiệu, chất lượng “thanh long Bình Thuận”.
Ông Trần Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Nam cho biết: Ngay từ đầu năm, UBND huyện đã có kế hoạch triển khai thực hiện chỉ tiêu đến năm 2015, toàn huyện có 50% diện tích thanh long Viet GAP.
Trước mắt là chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương tập trung hướng dẫn các tổ, nhóm, trang trại, hộ nông dân sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký cấp giấy chứng nhận VietGAP mới 1.500 ha thanh long. Tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc, đóng gói trái thanh long và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chương trình sản xuất thanh long VietGAP.
Các ngành chức năng huyện phối hợp với UBND xã, thị trấn hướng dẫn nông dân đăng ký tham gia xây dựng tổ hợp tác sản xuất thanh long theo VietGAP và giao chỉ tiêu cho từng xã, thị trấn phấn đấu thực hiện. Tiến hành lấy mẫu đất, mẫu nước để phân tích, đánh giá nguy cơ ô nhiễm ở các xã Tân Thành, Tân Lập, Thuận Quý và hướng dẫn các tổ liên kết xây dựng, thực hiện theo đúng quy trình sản xuất thanh long VietGAP.
Đối với diện tích thanh long được cấp giấy chứng nhận Viet GAP, Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long tỉnh cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất các tổ, nhóm sản xuất thanh long để xem xét gia hạn giấy chứng nhận VietGAP và tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, đã được quy định tại Quyết định số 1081 và số 03/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh.
Cấp huyện, cấp xã, thị trấn tổ chức họp giao ban theo định kỳ để đánh giá việc triển khai thực hiện chương trình sản xuất thanh long VietGAP và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các tổ, nhóm sản xuất.
Tìm kiếm các doanh nghiệp, cá nhân đứng ra thu mua sản phẩm thanh long VietGAP cho nông dân và vận động các doanh nghiệp thực hiện đóng gói thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ