Kỹ thuật chọn giống nuôi sò huyết
III. Chọn Giống
1. Nguồn giống
Sò huyết giống hiện nay chủ yếu là lấy từ giống tự nhiên, cho nên trước khi tiến hành lấy giống cần phải điều tra, dự báo diện tích bãi giống, trữ lượng giống để có thể chủ động trong sản xuất.
Xác định diện tích qua điều tra vùng phân bố của sò giống và xác định trữ lượng giống bằng cách lấy mẫu sinh lượng, dựa trên diện tích bãi giống và sinh lượng để tính ra trữ lượng giống.
Thời điểm lấy giống nên tiến hành khi phát hiện giống khoảng 10 – 15 ngày (giống cỡ 25 – 30 ngàn con/kg).
Có hai cách lấy giống:
a) Lấy giống lúc bãi cạn
Khi triều xướng lộ mặt bãi, dùng cào để cào lớp bùn trên mặt, sau đó dùng sàng, rổ để đãi bùn loại bỏ rác, tạp vật và lấy sò giống.
Mỗi lần lấy giống xong phải san lại mặt bãi cho bằng phẳng để thu giống sò đợt sau.
b) Lấy giống lúc bãi ngập nước
Cách này qui mô hơn, thường tiến hành vào những ngày yên sóng hoặc lúc triều bắt đầu xuống, nhưng nước vẫn còn ngập bãi.
Dụng cụ lấy giống gồm thuyền máy có lưới cào hoặc dùng cào tay, cào lớp bùn trên mặt để thu giống.
2. Vận chuyển giống
- Sau khi lấy giống, có thể vận chuyển giống bằng phương pháp giữ ẩm. Trong quá trình vận chuyển giống, tránh để sò huyết tiếp xúc với nước ngọt đặc biệt là nước mưa.
Thời gian vận chuyển con giống không quá 6 giờ.
Sò huyết giống được đựng trong cập đệm hoặc bao bố, để nơi thoáng mát, vận chuyển bằng xe hoặc tàu thuyền, thường xuyên tưới nước biển lên các bao đựng sò giống để huyết giống dễ hô hấp.
- Ở nhiệt độ thấp thì thời gian cho phép để vận chuyển lâu hơn và tỉ lệ sống cao hơn.
IV. Kỹ Thuật Thả Giống
1. Thả giống
- Mật độ thả: mật độ thả giống tùy thuộc vào kích cỡ sò huyết.
+ Đối với sò giống có kích cỡ trên 60.000 con/kg thì mỗi ha thả khoảng 180 – 300 triệu con.
+ Đối với sò giống cỡ 40.000 con/kg thì thả lượng giống là 135 – 150 triệu con/ha.
+ Đối với sò giống cỡ dưới 20.000 con/kg thì thả khoảng 72 – 108 triệu con/ha.
- Thời điểm thả giống: thời điểm thả giống phải thích hợp, không được thả khi thủy triều rút mạnh, tránh sò bị cuốn trôi ra biển.
Thời vụ thả giống từ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch là thích hợp nhất.
Nên thả giống lúc sáng sớm, để sò có thời gian chui xuống bùn, Có thể dùng thuyền để rải giống đều khắp mặt vuông (hoặc ao lắng).
Lưu ý: quyết định mật độ thả con giống dựa vào những nguyên tắc sau:
- Triệt để tận dụng khả năng sản xuất tại vùng biển có đầm nuôi sò, nơi mà phần lớn các yếu tố hữu quan đều không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của sò.
- Sò giống nếu thả quá dày thì lượng thức ăn cung cấp cho sò không đủ, làm hạn chế tốc độ sinh trưởng, ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch.
Mật độ thả giống phụ thuộc vào điều kiện của vùng nuôi và phụ thuộc vào kích cỡ con giống, đặc điểm từng vùng.
Trung bình nên thả sò với số lượng như sau:
2. San thưa sò giống
- Trong quá trình nuôi dưỡng, phải tiến hành san thưa sò giống. Lần san thưa đầu tiên là khi sò giống mới được khai thác. Sau khi rửa sạch, chia nhỏ số lượng để thả nuôi trở lại.
- Làm sạch thực chất là hình thức tập luyện cho sò giống thích ứng với hoàn cảnh mới, hơn nữa loại bỏ được những sinh vật gây hại cho loại ốc ngọt.
- Nuôi thưa có thể thực hiện bằng cách mở rộng diện tích, hoặc di chuyển một bộ phận sò giống đến nơi khác nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của sò.
- Sò giống sống ở tầng mặt, chiều dài trung bình khoảng 0,5 – 0,6cm, độ sâu của huyệt khoảng 0,5cm, về sau tùy thuộc vào sự tăng trưởng của từng cá thể mà độ nông sâu của huyệt sẽ khác nhau.
- Sò giống có khả năng di chuyển ngang mặt nước, chúng di chuyển nhiều nhất khi có kích cỡ dưới 0,1 cm, lúc này người nuôi sò phải để ý xem sự phân bố của sò giống có đều hay không, tránh trường hợp sò bị túm tụm quá nhiều sẽ tìm cách di chuyển ra khỏi đầm nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ