Mồng tơi Kỹ thuật trồng rau mồng tơi tại hộ gia đình

Kỹ thuật trồng rau mồng tơi tại hộ gia đình

Tác giả NVTG, ngày đăng 24/09/2016

Kỹ thuật trồng rau mồng tơi tại hộ gia đình

Chọn không gian tốt nhất cho cây phát triển

Mồng tơi là loại cây ưa sáng nên bạn có thể chọn mảnh đất sát tường ngoài có nhiều ánh nắng chiếu thường xuyên, vì đó là môi trường tốt nhất giúp mồng tơi lớn nhanh và tiện cho việc leo giàn. Tuy nhiên, nếu không gian nhà bạn khá nhỏ hẹp thì hoàn toàn có thể trồng mồng tơi trong chậu nhựa, khay xốp trên ban công hoặc sân thượng.

Chuẩn bị giống, vật liệu trồng

- Mua giống mồng tơi tại các cửa hàng cây giống để hạn chế sâu bệnh

- Đất dinh dưỡng tribat loại trồng rau

- Chậu nhựa hay khay xốp với kích thước miệng càng rộng càng tốt và có đáy sâu khoảng 12-15cm

Phương pháp trồng trong khay xốp, chậu nhựa

Trước tiên, bạn cần cho khối lượng đất dày khoảng 8cm rồi rắc hạt lên mặt đất với số lượng 10g/1 khay. Sau khi gieo hạt xong thì phủ lên trên hạt một lớp đất mỏng khoảng 0-5cm và thực hiện tưới nước bằng vòi phun nhẹ nhằm tạo đủ độ ẩm cho đất, tưới 2 lần/ngày. Sau 5-7 ngày chăm sóc hạt sẽ nảy mầm.

Phương pháp trồng leo giàn

Rắc đều 15-20 hạt/ khay rồi lấp lớp đất mỏng khoảng 0-5cm, trong ngày tưới 2 lần nước tránh tưới nhiều vì cây dễ bị úng nước. Giai đoạn này phải thường xuyên theo dõi cây, tránh để côn trùng ăn lá và cắn phá cây. Khi cây cao khoảng 20cm thì có thể tiến hành làm giàn để mồng tơi leo và phát triển nhanh hơn.

Chăm sóc và bón phân đúng cách

Trong mùa mưa dài, cần đặc biệt lưu ý đến cây mồng tơi bằng cách hạn chế nước mưa rơi trực tiếp lên lá rau. Vì nước mưa dễ làm lá mồng tơi bị dập thối và có màu vàng. Một nguyên tắc trồng rau tại nhà là không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên sâu bệnh cũng dễ xuất hiện. Nhưng vì số lượng rau trồng tại nhà cũng không nhiều nên bạn có thể thường xuyên bắt sâu, ngắt bỏ những lá vàng úa, có dấu hiệu của sâu bệnh để tránh lây lan bệnh kịp thời.

Sau mỗi lần thu hoạch, rau mồng tơi đều cần bổ sung 1 lớp đất dinh dưỡng và bón thêm phân bò loại mục đã qua xử lý. Đặc biệt, cần luôn giữ cho cây một khoảng cách nhất định để đảm bảo đủ ánh sáng và dinh dưỡng cho sự phát triển.

Thu hoạch cây mồng tơi

Đối với cây trồng trong khay xốp, chậu nhựa: Khi cây rau có 3-4 lá to thì có thể tiến hành tỉa lá để ăn, do cây chưa phát triển mạnh, thân còn yếu nên lưu ý tỉa thật nhẹ nhàng, tránh làm bật gốc. Trong thời gian 25-30 ngày kế tiếp, khi rau mồng tơi cao 35-40cm có thể tiến hành cắt hái rau, nên dùng dao sắc hoặc kéo cắt ngang thân cây và để lại 1 khoảng cách mặt đất 7-10cm để cây nở đợt rau mới.

Đối với rau trồng giàn: Chỉ nên thu hoạch bằng cách tỉa lá, cắt ngọn sau khi cây đã phát triển và lan được nhiều nhánh, ngoài ra chỉ cần bón phân và chất dinh dưỡng theo định kỳ 1 tháng.

Mồng tơi là loại rau dễ trồng và ít ủ bệnh nên không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc và theo dõi. Món ăn chế biến từ loại rau này còn giúp giải nhiệt, làm thanh mát cơ thể trong những ngày hè nóng bức. Vậy nên, mồng tơi là lựa chọn không thể thiếu khi bạn quyết định gieo trồng rau sạch tại nhà.


Cách trồng rau mùng tơi đơn giản cho hộ gia đình Cách trồng rau mùng tơi đơn giản cho… Dễ Trồng Như Mồng Tơi Dễ Trồng Như Mồng Tơi