Nhà vườn bế tắc, chặt bỏ cao su vì rớt giá
Tại các các tỉnh có diện tích cao su lớn như: Bình Phước, Tây Ninh, Gia Lai, Bà Rịa – Vũng Tàu… đã có hàng ngàn hecta (ha) cao su bị chặt bỏ do giá mủ giảm mạnh. Riêng Gia Lai đã có hơn 2.000ha cao su bị chặt bỏ để chuyển đổi sang cây trồng khác, ở Tây Ninh gần 1.800 ha, Bà Rịa – Vũng Tàu hơn 1.000 ha.
Tại Bình Thuận, cao su cũng được xác định là cây chủ lực của tỉnh, nhưng trước tình trạng rớt giá của mủ cao su, người nông dân cũng không còn mặn mà với việc chăm sóc. Ông Lê Văn Châu, ngụ xã Đức Phú, huyện Tánh Linh (Bình Thuận) có hơn 1,5 ha cao su, nhưng việc chăm sóc vườn cao su lại khoán trắng cho… trời.
Ông Châu cho biết, 2 năm trước, trong thời gian lấy mủ mỗi tháng ông đầu tư phân bón cho vườn cao su hết khoảng 4 triệu đồng, nhưng từ tháng 6/2014 đến nay gần 800 cây cao su của ông vẫn chưa được bón đợt phân nào. Ông cho rằng, với giá cao su vừa qua mà thuê nhân công cạo mủ thì gần như không có lời, nếu bón phân nữa thì cầm chắc lỗ.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), đến nay diện tích cây cao su cả nước khoảng 955.700 ha. Cao su rớt giá (giá mủ loại 1 xuống dưới 29.000đ/kg) đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân vốn gắn bó với loại cây từng được mệnh danh là “vàng trắng”.
Trước thực trạng này, các ngành chức năng cần sớm vào cuộc, hỗ trợ tìm đầu ra ổn định cho cây cao su, đồng thời có biện pháp hỗ trợ, giãn nợ, khoanh nợ hoặc cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp để họ có điều kiện đầu tư và giữ lại vườn cao su./.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ